Ảnh hưởng qua lại giữa thuốc trừ cỏ và môi truờng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 102 - 103)

- Dùng các vật dụng công nghiệp để che tủ đất trồng.

5.7.4. Ảnh hưởng qua lại giữa thuốc trừ cỏ và môi truờng.

Thuốc diệt cỏ và môi trường có quan hệ với nhau rất khăng khít. Những điều

kiện tự nhiên của môi trường ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc đó là :

- Gió: khi phun thuốc tốc độ gió có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân tán của

thuốc.Tốc độ gió càng lớn, các giọt thuốc bị phân tán khỏi khu vực phun càng nhiều,

thuốc bám trên lá cây càng ít. Lượng thuốc không dủ để diệt cỏ. Ngoài ra lượng thuốc

phân tán sang khu vực xung quanh dễ gây hại cho các cây trồng khác. Khi phun thuốc

bằng động cơ, bằng máy bay, ảnh hưởng của gió càng lớn. Khi tốc độ gió 3,6 m/s thì phun với các giọt có đường kính 100mm ở độ cao 38cm thích hợp. Nếu phun bằng máy

bay thì tiến hà nh khi lặ ng gió hoặc gió có tốc độ 2 - 4cm/s. Để ngăn chặn sự ảnh hưởng

cua thuốc tới cây trồng xung quanh, cần có giải bảo vệ rộng 5 - 10 m, khi phun bằng

máy bay là100m. Phía hướng gió thổi tới và cây trồng mẫn cảm thuốc, giải bảo vệ tới

2000m.

Tốc độ của gió là m cho thuốc bay hơi nhanh, thuốc đóng cặn trên lá là m giảm

sự xâ m nhập của thuốc vào cây.

- Nhiệt độ và ánh sáng: Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thíc h hợp. Trong điều kiện này, sự chống đỡ của cây đối với thuốc cũng tăng lên.

Nhưng những loại cây mẫn cảm với thuốc thì điều kiện này làm tăng tác hại của thuốc đối với cây. Nhất là những loại thuốc phá hoại quang hợp và hô hấp. Hàng ngày, nên phun thuốc từ sáng đến 10 giờ vào buổi chiề u đến 18 giờ. Không nên phun thuốc vào lúc trời nắng to vì cường độ ánh sáng mạ nh và nhiệt độ cao làm cho thuốc bị phân huỷ

tác dụng độc mất đi. Nhiệt độ thấp, cây trồng hoạt động sống yếu, khả năng chống

thuốc ké m và dễ bị hại. Tùy nhiệt độ cao hay thấp, có thể chọn thuốc trừ cỏ thích hợp. - Độ ẩ m không khí: tốt nhất là phun thuốc khi không khí có độ ẩm đạt 80%. Độ

ẩm thấp thuốc bay hơi nhanh, lượng thuốc vào cây ít. Độ ẩm quá cao, lá ướt nồng độ

thuốc giả m. Không nê n phun thuốc khi có sương mù hoặc mưa.

- Điều kiện đất đai: khi phun hoặc bón thuốc vào đất thì tính chất của đất và thành phần của đất ảnh hưởng lớn đến hiệu lực của thuốc.

Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ mùn cao, khả năng hấp thụ thuốc lớn.

Thuốc ít di chuyển và ít xâ m nhập vào cây, nên dùng lượng thuốc lớn hơn. Đất cát

thuốc ít bị giữ, gặp ẩm thuốc dễ bị rửa trôi xuống sâu, làm hại rễ cây trồng, cần dùng với lượng nhỏ hơn.

Độ ẩ m đất cũng ảnh hưởng lớn đến thuốc. Đất khô hiệu lực của thuốc dài. Đất ẩm

thuốc bị vi sinh vật phân huỷ nhanh. Đất quá ẩm thuốc bị hoà tan, biến chất hoặc di

chuyển xuống sâu.

- Vi sinh vật đất: Mối quan hệ giữa vi sinh vật đất và thuốc trừ cỏ cần được quan

tâm. Mối quan hệ này rất phức tạp, nó phụ thuốc vào loại thuốc trừ cỏ, loại vi sinh vật

và cách sử dụng cũng như điều kiện môi trường khi sử dụng thuốc. Đa số các nghiên cứu cho thấy, khi mới dùng thuốc thì vi sinh vật bị ức chế là m cho tổng số vi sinh vật trong đất giả m đi, sau đó thuốc trừ cỏ lại là nguồn dinh dưỡng hoặc chất kích thíc h cho sự phát triển của vi sinh vật. Cho nên càng dùng thuốc số lượng vi sinh vật càng tăng. Đồng thời các lần dùng thuốc sau đó càng dễ bị vi sinh vật phân giả i, dư hại của thuốc trong đất càng ngắn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)