Theo đặc điểm sinh học.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 87 - 88)

4. Phân loại cỏ dại.

4.3. Theo đặc điểm sinh học.

Các phương pháp phân loạ i trên không lợi cho biệ n pháp phòng trừ cỏ, vì không nắm được đặc điể m sinh học của chúng. Bởi thế cho nên A.H. Manxep (1926) dựa vào

đặc điểm sinh học chia cỏ theo hệ thống phân loại sau:

a. Cỏ ký sinh: Cỏ dại sống nhờ vào các loại cây khác, sử dụng các chất dinh dưỡng của cây là m cho cây bị hại. Căn cứ vào khả năng sống nhờ vào cây khác chia là m hai loại:

- Ký sinh hoàn toàn: Tự bản thân không có khả năng hút dinh dưỡng từ đất hay

quang hợp để tạo thành chất hữu cơ mà phải sử dụng chất đồng hoá của cây chủ: cây tơ

hồng (cuscuta và cassytha).

- Ký sinh một nửa: Tầ m gửi (Loran thaceae) mọc trên cây khác hút các chất dinh dưỡng do cây khác lấy từ đất. Lá cỏ đồng hoá lấy CO2 để tổng hợp thà nh hợp chất hữu cơ cho cây.

Tuỳ theo vị trí ký sinh lại chia thành hai loại: Ký sinh trên thân cành và ký sinh ở

rễ cây.

b. Cỏ không ký sinh: Cỏ có đầy đủ các cơ quan dinh dưỡng, chúng hút các chất

dinh dưỡng từ đất và lá quang hợp tạo nên chất hữu cơ. Chúng tranh chấp các điều kiện

sống của cây qua môi trường đất và khí quyể n. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng chia

thành các loại:

- Cỏ hàng nă m (ha y cỏ một nă m, cỏ ngắn ngày) : Thời gian sinh trưởng ngắ n, đa

số là các loại cỏ sinh sản hữu tính. Tuỳ theo mùa xuất hiệ n có thể chia thành cỏ mùa Xuâ n, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông.

- Cỏ lâu nă m: Thời gian sinh trưởng dài, gặp điều kiệ n không thuận lợi chúng

ngừng sinh trưởng (mùa đông hay hạ n hán), gặp điều kiện thuận lợi chúng lạ i tiếp tục sinh trưởng. Căn cứ vào phương thức sinh sản chia thành các loại:

+ Cỏ lâu năm sinh sản hữu tính: Mã đề.

+ Cỏ lâu năm sinh sản vô tính. Tuỳ cơ quan sinh sản lại có thể chia thành: Cỏ sinh sản bằng thân, cành: Cỏ gà, cỏ dầy.

Cỏ sinh sản bằng thân củ: Cỏ gấu.

Cỏ sinh sản bằng chồi ngầ m: Cỏ tranh.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)