Các biện pháp làm đất hợp lý.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 64 - 69)

Là m đất hợp lý như: làm đất tạo ra độ chặt (độ xốp) hợp lý, độ vụn, độ cày sâu

và cường độ là m đất hợp lý sẽ tạo ra năng suất cao cho cây trồng đồng thời giả m được chi phí năng lượng, và thời gian là m đất là thấp nhất.

5.1. Độ chặt hợp lý.

Khi đất quá xốp, trọng lượng và thể tích của đất khô trong một đơn vị thể tích đất giảm đi. Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây sẽ giảm đi (số lượng N, P,

K..., số lượng keo trong một đơn vị thể tích đất giả m). Đất mất ẩm nhiề u do gió, làm cây trồng và các vi sinh vật thiế u nước để sinh trưởng, trong khi đất lại quá thừa không

khí.

Ngược lại, khi đất quá chặt, đất sẽ trở nên thiếu không khí do thiếu khe hở phi

mao quản, đồng thời đất lại dễ mất nước và kém thấm nước, không cung cấp đủ nước

cho cây và các hoạt động sống trong đất. Đất quá cứng là m rễ cây không phát triển được.

Với độ chặt hợp lý cây sinh trưởng tốt, các vi sinh vật sẽ phát triể n mạnh do chế độ không khí và nước được điều hoà. Độ chặt hợp lý là độ chặt mà ở đấy có sự cân đối

về thể tích của đất, nước và không khí. Khi đó đất cung cấp đầy đủ và tốt nhất cả ba

thành phần trên cho cây và các vi sinh vật.

Độ chặt là cơ sở cho sự xác định các biện pháp là m đất.

Có hai cách xác định độ chặt hợp lý đó là thực nghiệ m và lí thuyết.

- Phương pháp thực nghiệ m. Tiến hành trồng cây trên nhiều loại độ chặt khác nha u trong cùng điề u kiện khí hậu và phân bón như nhau. Độ chặt hợp lý sẽ là độ chặt

cho cây sinh trưởng tốt nhất.

Phương pháp này chỉ có thể biết độ chặt hợp lý cho một loại đất, cho một loại

cây ở một giai đoạn sinh trưởng, ở một vùng khí hậu nhất định.

- Phương pháp lý thuyết: Lập đồ thị xác định độ chặt hợp lý.

5.2. Độ vụn hợp lý.

Độ vụn đất trước khi gieo trồng cho các cây trồng cạn phải hợp lý, có như vậy

cây trồng mới sinh trưởng tốt. Việc đầu tư năng lượng và thời gia n là m đất không lãng phí.

Đất có nhiều hạt nhỏ, khoảng cách các hạt ngắn lại, sẽ sinh nhiều khe hở mao

quản, khả năng chứa nước và dẫn nước tốt làm hạt chóng nảy mầm và nảy mầm đều,

mầm cây dễ mọc ra khỏi mặt đất. Đất có nhiều hạt nhỏ cũng có nhiề u nhược điểm: như khi mưa hoặc tưới nước đất dễ sinh kết váng. Lớp đất váng làm mầ m hạt rất khó mọc ra ngoài đất. Đất chặt lạ i, cùng lớp kết váng trên mặt là m đất thiếu không khí cung cấp cho cây. Đất có nhiều hạt nhỏ nước dâng lên trên mặt nhiều, là m nảy sinh nhiều cỏ dại

hoặc làm đất mất nhiề u nước. Trên đất dốc, đất quá nhỏ bị xói mòn nhiều hơn.

Đất có nhiề u cục to sẽ có nhiều khoảng trống lớn, khả năng trao đổi không khí

nhiề u, mặt đất ít cỏ dại, không sinh kết váng. Nhưng diện tích đất tiếp xúc với hạt ít,

dẫn nước ké m làm hạt khó nảy mầm và khó mọc mầm, làm các loại củ không đủ bóng

tối để phát triển và cũng là m đất dễ mất ẩm.

Đất có độ vụn hợp lý là đất có tỷ lệ hạt và cục từ 1 - 10 mm với tỷ lệ càng cao, càng tốt cho sự gieo trồng. Từ 10 - 30 mm còn gọi là kích thước hợp lý và chiế m tỷ lệ

không cao, ở kích thước này, cây sinh trưởng bình thường. Lớn hơn 50 mm hoặc nhỏ hơn 0,25 mm, đều gây khó khăn cho sự sinh trưởng của cây.

Độ vụn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Độ ẩ m đất: Ở đất hơi thiếu ẩ m thì tỉ lệ viê n đất 1 - 10 mm cao hơn 10 - 30 mm.

Đất ẩ m cao (đất đã khô, ải. Sau đó có mưa phùn) thì ngược lạ i, tỷ lệ cỡ đất 10 - 30 mm

cao hơn cỡ đất 1 - 10 mm, có thể xuất hiệ n ở một tỷ lệ nhất định cỡ 30 - 50 mm.

- Chế độ tưới: Nếu sau khi gieo trồng không tưới nước bổ sung hoặc tưới nước

ít thì phải là m đất khá nhỏ. Nếu có tưới nước, có thể là m đất hơi to để tránh sinh kết

váng và thiếu không khí, cây vẫn mọc mầ m và sinh trưởng thuậ n lợi.

- Kích thước của hạt gieo trồng: Nói chung, độ vụn tỷ lệ thuận với kích thước

của hạt. Hạt càng bé, đất càng phải vụn.

Ví dụ: Khi gieo hạt rau thì phải là m đất vụn hơn khi gieo các hạt đậu đỗ.

- Sự phát triển các bộ phận dưới đất của cây: Khoai tây cần phát triển củ (thân

ngầ m), lạc cần phát triển củ (quả) trong điều kiện bóng tối, cần đất vụn nhỏ. Cây ngô,

bông có bộ rễ phát triển khoẻ có thể là m đất hơi to.

5.3. Độ cày s âu hợp lý.

Để nâng cao năng suất cây trồng, thì cày sâu đất cũng là một biện pháp có hiệu

quả. Trên thế giới và trong nước người ta đã thu được nhiề u kết quả tốt, song không ít

kết quả ngược lại. Nhưng cho dù thế nào di nữa mọi người cũng phải công nhận, cày sâu ở đa số trường hợp đem lại những hiệu quả tốt sau đây:

- Cày sâu kết hợp là m lật đất, làm vụn, tơi xốp, tăng thê m chiều dày tầng đất, tăng số lượng đất có các đặc tính vật lý, hoá học, sinh học có lợi cho cây trồng.

- Khi tăng độ dày lớp đất vụn xốp, đã là m tăng khả năng thấ m nước, thấm khí,

dẫn nước và không khí, chế độ nhiệt điều hoà hơn. Do đó làm tăng khả năng hoạt động

của vi sinh vật và các bộ phậ n dưới đất của cây.

- Cày sâu vùi lấp cỏ dại và tàn dư cây trồng triệt để, nhất là khi cỏ dại và thân lá cây trồng trước để lại quá nhiều.

- Cày sâu có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới đất, khi lớp đất mặt và bên dưới

rất khác nhau.

Một số trường hợp, thì cày sâu mang lại những kết quả ngược lại, do đó khi xác định độ cày sâu cần chú ý một số điể m sau đây.

- Độ sâu tối đa: Cày sâu chỉ có tác dụng đến một giới hạn xác định, nhiều nơi

giới hạn đó khoảng 50 c m. Vì khi cày sâu (hơn 50 cm), đất không có biến đổi có lợi.

Nguyên nhân do trọng lượng của lớp đất trên đủ nặng làm cho độ xốp không bền, đất

chặt lại nhanh chóng, đất thiếu không khí, vi sinh vật không phát triển, không làm biến đổi các đặc tính hoá học.

- Thành phần cơ giới của đất: Cày sâu ở đất nặng là m đất ở dưới sâu tăng xốp

- Đặc điểm của những lớp đất bên dưới: Nếu lớp đất bên dưới có độ phì khá hoặc chỉ kém lớp trên chút ít, thì cày sâu có lợi hơn và cho năng suất cây trồng cao hơn. Đất bạc màu mà lớp đất trên là đất nhẹ và xấu, lớp đất dưới là đất thịt sét tốt thì cày sâu sẽ lật được các lớp dưới lên có tác dụng cải thiện đất rất tốt.

Ở những lớp đất bên dưới nghèo mùn và dinh dưỡng, chua, mặ n, nhiều chất độc

(Al3, H2S, CH4) thì cày sâu không lợi cho cây trồng. Không nên cày sâu đến mực nước

ngầ m.

- Chú ý tới đặc điểm cây trồng:

+ Ở đất lúa có lớp đế cày là m nhiệm vụ giữ nước, giữ phân không cho thấm

xuố ng sâu. Nếu lớp đế cày và dưới đế cày là đất thịt trung bình hay thịt nặng thì khi bị

phá vỡ do cày sâu sẽ không gây nguy hại. Trái lại lớp đất dưới đế cày là đất nhẹ khả năng nước, dữ phân kém, nếu cày sâu đến lớp đó sẽ phá vỡ lớp đế cày cũ, đất dễ mất nước, mất phân và làm tụt năng suất.

+ Ở đất màu cần thấ m và thoát nước tốt, cày sâu bao giờ cũng thỏa mãn điều này nhưng cần chú ý độ phì của lớp đất dưới.

- Cày sâu phải tuỳ khí hậu, thời tiết, tuỳ cây trồng và vị trí cây trồng trong luân canh:

+ Thường tiế n hành cày sâu vào những vụ đất được khai hoá mạnh. Ví dụ ở phía

bắc, cày sâu phơi ải vụ Đông cho cây trồng vụ Đông Xuân. Trên đất hai vụ lúa đều làm dầm, về vụ mùa thời gian là m đất trong mùa hè có nhiệt độ cao, mưa nhiều, cày sâu đất

dễ mề m nhuyễ n toàn bộ, chất hữu cơ được phân giải nhiều cho hiệu quả cao hơn mùa Đông.

+ Trong chu kỳ luâ n canh, người ta thường cày sâu cho những cây trồng mà trong thời gian là m đất hay trong thời gian sinh trưởng của cây, đất được khoáng hoá

mạnh. Mặt khác, hiệ u lực cày sâu kéo dài cho đến những cây trồng sau.

Ví dụ : Trong công thức luân canh khoai tây - lúa xuân - lúa mùa sớm, cày sâu

cho khoai tây, đất được khoáng hoá nhiều hơn đồng thời lạ i đỡ công là m đất cho ha i vụ

lúa sau.

- Cày sâu hay nông tuỳ sự ăn sâu của bộ rễ: Cần cày sâu cho những loại cây có

bộ rễ ăn sâu như bông, ngô, đậu, cày sâu trung bình cho cây: lạc, lúa.

- Cày sâu phải đi đôi với làm đất kỹ: Khi cày sâu thêm, thường là m tăng khối lượng đất, kích thước đất thường lớn hơn. Mặc dù có lợi dụng được khí hậu thời tiết, nhưng vẫn phải đầu tư năng lượng cao hơn và thời gian là m đất nhiề u hơn. Nếu thấy

cần thiết để biến toàn bộ đất đã được cày lên thành trạng thái có lợi cho cây trồng. Nếu không là m đất kỹ, thì năng suất cây trồng của đất cày sâu đó sẽ kém năng suất ở ruộng cày nông mà là m đất tốt.

- Vấn đề bón thê m phân: Không nhất thiết là cày sâu phải đi đôi với việc bón

thêm phân (kể cả phân hữu cơ lẫn phân hoá học), nhất là lớp đất dưới có độ phì bằng

càng làm phát huy hiệ u quả của cày sâu và hiệu quả của phân bón.

- Vấn đề trộn đều đất và phân bố đất: Thường thường, khi cày sâu thì phải là m

đất kỹ và trộn đều đất. Việc trộn đều như vậy, là m cho toàn bộ đất bổ sung lẫn cho

nha u những ưu điể m và khắc phục những nhược điể m mà luôn luô n có lợi cho cây

trồng.

5.4. Làm đất tối thiểu.

Trong nhiều trường hợp là m đất, tuy đã bỏ ra rất nhiề u tiền của và công sức để là m đất nhỏ nhưng năng suất cây trồng vẫn không theo như ý muốn, thậm chí lạ i còn giảm đi. Người ta bắt đầu khảo nghiệ m những phương án giảm là m đất và thấy đỡ tốn kém chi phí hơn mà cây trồng vẫn sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Phương án

giảm làm đất đó chính là là m đất tối thiểu.

Là m đất tối thiểu là phương pháp là m đất trên cơ sở đảm bảo sự mọc mầ m, sinh trưởng tốt và năng suất cao của cây trồng, đồng thời giảm đến mức còn ít nhất sự gia công đối với đất.

Do là m đất ít đi, trong một số trường hợp đã có những tác động tốt đến đất và

cây như:

+ Đất đỡ bị phân tán nhiề u thành bụi.

+ Đất đỡ bị phá vỡ kiến trúc viên do chỉ dùng lực và công vừa đủ.

+ Đất dữ được độ xốp cao. Do kết quả của hai nguyê n nhân trên và do máy kéo

đi lại trên đồng ruộ ng ít.

+ Đất đỡ mất ẩm. Do không đảo đất nhiề u lần, dữ được kiến trúc viê n và là m đất ở độ vụn hợp lý.

+ Đất đỡ cỏ dại. Khi đất nhiều mầ m mống cỏ dại nhất là cỏ sinh sản vô tính (làm đất nhiều làm cỏ dại mọc nhiều).

+ Đất đỡ bị xói mòn. Là m đất kỹ, đất quá vụn, các hạt đất nhỏ (< 0,25 mm) dễ theo nước mà di chuyển đi, diện tiếp xúc với nước chảy nhiều, lượng đất bị bào mòn nhiề u.

+ Dễ đảm bảo thời vụ cho cây. Do là m đất ít, thời gia n là m đất nhanh, kịp thời

vụ gieo trồng cho cây.

+ Đỡ tốn kém về nhiên liệu, nhân công, tăng được độ bền của máy kéo và công cụ là m đất..

Những điều trên không phải là đúng cho tất cả các lọai đất, nhưng ở một số trường hợp có thể cho phép làm đất tối thiể u.

Những khuynh hướng về là m đất tối thiểu trên thế giới đã được tiến hành là: - Giảm bớt số lần má y chạy trên đồng ruộ ng bằng cách dùng máy kéo có công suất lớn với nhiều công cụ, thực hiện nhiề u thao tác trong một lần máy chạy (vừa bừa,

vừa ép vỡ đất, vừa xới, rạch hàng, gieo hạt, lấp đất và phun thuốc trừ).

- Giảm bớt thao tác làm đất. Ví dụ: Bỏ cày chỉ còn lồng đất (là m đất cho lúa)

- Chỉ là m đất ở các giải gieo trồng. Trên các hàng gieo, cấy, trên các cụm, hốc,

hoặc chỉ một lớp mỏng trên mặt.

- Bỏ hẳn là m đất, chỉ còn rạch hàng rồi gieo hạt, lấp đất và phun thuốc trừ cỏ (trên đất khá xốp, vụn, có nhiều kết cấu viê n).

Ở nước ta là m đất tối thiểu đã được áp dụng:

- Là m đất cho lúa:

+ Làm đất phơi ải đỡ tốn công bừa nhuyễn đất (đất phơi khô trở nên dòn, hút nhiề u nước khi tưới và trở nên rất mề m, rất dễ làm đất).

+ Làm đất dầm cho lúa mùa và lúa xuân có thể bỏ cày khi ngâm nước liê n tục (đất khá mềm, dễ là m nhuyễn một lớp đất khá sâu kể cả khi có nhiều rơm rạ).

- Là m đất cho hoa màu.

+ Đất phơi ải kỹ, khi có mưa phùn thì bừa đất (đất hút ẩm và có độ ẩm thích hợp cho là m đất).

+ Sử dụng phay đất để là m nhỏ đất trên ruộng màu. Có thể bớt thao tác làm đất,

bớt số vụ làm đất, khi đất còn phù hợp cho sự gieo trồng và sinh trưởng của cây trồng

mới như ở đất phù sa (các loại đất cát pha có độ xốp cao), các loại đất có nhiều mùn vùng núi hoặc các trường hợp áp dụng trồng gố i.

Chúng ta cần tổng kết các kinh nghiệm sẵn có, đồng thời nghiên cứu các vấn đề là m đất tối thiể u trong nhiều trường hợp để có thể rút ra những quy trình là m đất tối

thiể u cụ thể trong điều kiện nước ta.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)