Trên đồng ruộng ngoài cây trồng còn có những loại cây khác cùng sinh sống với
cây trồng. Những loại cây này, tuỳ theo đặc điểm sinh sống, khả năng chống chịu của
chúng với điều kiện tự nhiên mà ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới cây trồng, người ta phân chúng thà nh:
- Cây mọc lẫn
- Cây hoang dại
- Cỏ dại.
Chúng là đối tượng cần phải nghiê n cứu để tiêu diệt, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
Trong đó, cây mọc lẫ n là loại cây mọc lẫn với cây trồng, chúng dễ bị hạ i bởi điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, dễ bị loại khỏi đồng ruộng nên chúng không phải là đối tượng nguy hiểm đối với cây trồng.
Còn cây hoang dại chỉ tồn tại trên đất không trồng trọt, ít thấy trên đồng ruộng
(trừ nương rẫy vùng núi mới kha i hoang) nên cũng không hạ i đối với cây trồng.
Hai loại nà y không phả i là đối tượng chúng ta cần nghiê n cứu, mà đối tượng
chính chúng ta cần nghiên cứu chính là cỏ dại. Nhờ có đặc điể m sinh học đặc biệt như
khả năng sinh sản mạnh, khả năng thích ứng chống chịu cao, khả năng cạnh tranh dinh
dưỡng và ánh sáng lớn, cỏ dại luôn tồn tại trên đồng ruộng và có khả năng tránh được
những biện pháp diệt cỏ của con người. Chúng cạnh tranh dữ dội với cây trồng, làm cho cây xấu đi, ảnh hưởng đến năng suất và phẩ m chất.
Căn cứ vào đặc điể m, người ta nêu khái niệm về cỏ dại như sau:
Tất cả những thực vật sống trên đồng ruộng ngoài mục đích trồng trọt của con người, có đặc điểm sinh học đặc biệt, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng,
phát triển, năng suất và phẩm chất cây trồng. Có tính thích ứng và chống chịu cao với điều k iện ngoại cảnh k hắc nghiệt được gọi là cỏ dại.
Như vậy, chỉ nhữ ng cây nào tồn tại trên đồng ruộng mà ngoài mục đích trồng trọt
bị coi là cỏ dại, còn những loại cây khác có khi chúng tồn tại trên đồng ruộng lẫn với
cây trồng nhưng không có đặc điể m sinh học đặc biệt và ít ảnh hưởng xấu đến cây
trồng mà đôi khi lại có lợi cho cây trồng thì vẫn không bị coi là cỏ dại (VD như trường
hợp bèo hoa dâu lẫn vào lúa chẳng hạn thì tuy mọc lẫn nhưng bèo không gây ảnh hưởng xấu cho lúa mà thậm chí nhờ lượng đạ m bèo cố định được thì lúa trở lên tươi tốt hơn như vậy ở đây bèo là cây mọc lẫ n nhưng lại có lợi cho lúa lên chúng không bị coi
là cỏ dại). Trên thực tế có rất nhiều cây mọc lẫn với cây trồng nhưng chúng lại có lợi
cho cây trồng nên chúng không bị coi là kẻ thù của cây trồng và không bị liệt vào hàng ngũ cỏ dại hạ i cây trồng.
Trong thực tế thì giữa cây trồng, cỏ dại, cây mọc lẫ n và cây hoang dại cũng có thể
chuyển hoá lẫn nhau. Nghĩa là cũng là một loại cây trồng, trong giai đoạn này hoặc ở
chỗ này chúng là cây trồng nhưng trong giai đoạn khác hoặc ở nơi khác chúng lại là cỏ
dại và ngược lại một loại cỏ dại, trong giai đoạn này, ở chỗ này chúng là cỏ dại nhưng ở gia i đoạn khác, chỗ khác chúng lạ i là cây trồng.
VD: Cây cói trước đây là một loại cây hoang dại, nếu chúng mọc lẫ n trong
ruộng lúa thì cần phải tiêu diệt ngay. Nhưng ngày nay cói lại trở thành một loại nguyên liệu để sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng và thậ m chí đang nghiên cứu để làm nguyên liệu
sản xuất giấy. Như vậy cây cói từ cây hoang dại đã trở thành một cây trồng được con người trồng và chă m sóc.
Ngoài ra còn rất nhiều loại cỏ dại trước đây rất nguy hiể m cho cây trồng như cỏ
dầy, cỏ chỉ, cỏ voi...Nhưng ngà y nay khi ngành chăn nuôi gia súc phát triển thì chúng lại được trồng trọt để là m thức ăn cho gia súc như vậy chúng đã trở thành cây trồng
chính thức được con người chă m sóc, bảo vệ.
Như vậy, khi muốn xác định một loại cây trồng là cỏ dại để lên kế hoạch phòng trừ chúng ta cần phân biệt các loại này trong nhữ ng điề u kiện và mục tiêu cụ thể cho
phù hợp.