Biện pháp phòng trừ cỏ dại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 92 - 97)

Phòng trừ cỏ dại là ngăn chặn không cho cỏ dại phát tán lan truyền từ nơi nà y sang nơi khác hoặc lan truyền từ đất hoang vào đồng ruộng. Để phòng trừ cỏ dại thường tiế n hành các biện pháp sau đây.

5.1. Thành lập các cơ quan kiể m dịch.

Đây là biện pháp phòng rất có hiệu quả nhằ m tránh sự lây lan của nhiều loại cỏ

dại mới từ vùng nà y sang vùng khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Kiểm

dịch được tiến hà nh để kiể m tra độ lẫn của cơ quan sinh sản cỏ dại trong sản phẩm

nông nghiệp đặc biệt trong hạt giố ng cây trồng. Hạt giống được kiể m nghiệ m trong

phòng trước khi đem gieo.

Nếu lượng hạt cỏ trong hạt giố ng cây trồng quá quy định thì không được đem

gieo trồng hoặc không được di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang

nước khác.

5.2. Làm sạch hạt giống trước khi gieo.

Hạt cỏ thường nhỏ, nhẹ hơn hạt cây trồng nên hạt cây trồng dùng là m giống thường được phơi khô, quạt sạch để loại bỏ hạt lép, lửng và hạt cỏ dại. Sàng lọc hạt để

lựa chọn hạt to, sức sống lớn và loại bỏ hạt cỏ.

Trước khi gieo xử lý hạt giống bằng nước có tỷ trọng lớn d = 1,12 (như nước

muố i, nước bùn) để loại bỏ hạt cỏ. Theo kinh nghiệ m của nhân dân: trước khi ngâ m ủ lúa để gieo thường cho vào nước bùn loãng (khi thả quả trứng gà vào phần nổi nên mặt nước có đường kính 2cm là vừa), với tỷ trọng nước bùn như vậy có thể loại bỏ hạt lúa

lửng lép và các loại hạt cỏ dại.

5.3. Diệt mầ m mống cỏ dại trong phân gia s úc.

Cỏ dại dùng là m thức ăn cho gia súc, qua đường tiêu hoá của gia súc nhiề u hạt cỏ

không mất sức nảy mầ m, mà do quá trình tiêu hóa vỏ hạt cỏ bị bào mòn, tạo điều kiện

nảy mầm dễ dàng và tỷ lệ nảy mầ m cao.

Phần thức ăn dư thừa lẫn vào phân và các loại thân lá cỏ dùng là m chất độn cũng thường chứa nhiề u cơ quan sinh sản của cỏ. Cho nên trong phân chuồng có chứa số lượng lớn hạt và cơ quan sinh sản vô tính của cỏ dại. Vì vậy việc tiêu diệt mầ m mố ng

cỏ dại trong phân gia súc trước khi bón vào ruộng bằng cách ủ nóng để nhiệt độ trong

phân lên đến 70oC trong 2 - 3 ngày, sau đó ủ phân cho hoai. Ngoài ra có thể dùng hoá chất diệt cỏ như Simazin, Dalapon để diệt mầ m mố ng cỏ trong phân gia súc. Nên chọn

loại hoá chất diệt cỏ dễ bị phân giải trong phâ n chuồng ở điề u kiện tự nhiên.

5.4. Làm sạch nước tưới.

Trong nước tưới có nhiều hạt cỏ, để làm sạch cỏ dại khỏi nước tưới thường dùng các biện pháp:

bằng cá.

- Lọc sạch nước tưới bằng hệ thống lọc.

5.5. Diệt cỏ trên đất hoang, đường giao thông, đất đai dùng trong công nghiệp.

Các cơ quan sinh sản của cỏ dại (hạt chồi, thân, củ...) từ những nơi này thường

theo gió, theo dòng nước, theo người và động vật la n truyề n vào đồng ruộng. Tiêu diệt

cỏ dại trên những đất này bằng những loại thuốc diệt cỏ toàn bộ cũng là biện pháp

phòng ngừa cỏ dại trên đồng ruộng.

5.6. Trừ cỏ bằng kỹ thuật nông nghiệp.

Các biệ n pháp kỹ thuật nông nghiệp như là m đất, bón phân, tưới nước... vừa có tác động tốt đến cây trồng đồng thời có tác dụng tiêu diệt cỏ dại. Các biện pháp này

thường dễ thực hiệ n, không đòi hỏi công cụ phức tạp, có thể áp dụng trong mọi điều

kiện kết hợp với chăm sóc cây trồng. Nhưng nhược điể m của biện pháp này là trừ cỏ

không triệt để, tốn công lao động và nhiề u khi tiến hành không đúng lúc làm cho cây

trồng sinh trưởng kém. Trừ cỏ bằng kỹ thuật nông nghiệp bao gồ m các biện pháp sau:

5.6.1. Biệ n pháp luân canh.

Luâ n canh là m thay đổi cây trồng từ đó thay đổi môi trường sống của cỏ, vì vậ y

những loại cỏ nào không phù hợp sẽ bị tiêu diệt.

Biệ n pháp luân canh phòng trừ cỏ dại thường phát huy tác dụng lớn nhất khi tiến

hành luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước. Vụ trước trồng màu, vụ sau tháo nước vào trồng lúa. Cỏ dại trên cây trồng màu gặp điều kiện ngập nước không nảy

mầm được, hạt và các cơ quan dinh dưỡng, mầ m ngủ bị ức chế và hư hại nhiề u. Vụ sau

trồng màu lại thì số lượng mầm mống cỏ dại đã giảm đi rất nhiều nên không gây hại

cho cây trồng nữa.

Ngược lại trong thời gian trồng màu, đất được tháo cạn nước, một số loại cỏ dại ưa nước hại lúa như rong rêu, cỏ lồng vực, cỏ lác, cỏ mác... sẽ không tồn tại được và bị

tiêu diệt. Vụ sau trồng lúa lạ i thì mật độ cỏ dại ưa nước sẽ giả m đi rất nhiều.

5.6.2. Là m đất tiê u diệ t cỏ dại.

Kinh nghiệm dân gia n cho thấy, là m đất hợp lý có thể tiêu diệt nha nh chóng và khá triệt để cỏ dại trên đồng ruộng. Là m đất tiê u diệt cỏ gồm một số khâu cơ bản sau:

- Cày vỡ đất: Khi cày vỡ đất kết hợp với lật đất sẽ có tác dụng cắt đứt thân rễ cỏ, đồng thời lật đưa thân rễ cỏ vùi sâu xuống đất, đưa bộ rễ lật lên mặt ruộng, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cỏ dại.

Biệ n pháp này hoàn toàn có hiệu quả đối với cỏ sinh sản hữu tính, tuy nhiên đối

với các loại cỏ sinh sản vô tính, đặc biệt là sinh sản bằng thân ngầm thì biện pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Muốn tiêu diệt cỏ sinh sản vô tính thì sau khi cày lật đất thường

phải kết hợp với việc bừa hoặc cào để đưa toàn bộ thân ngầ m ra khỏi đồng ruộng.

Đối với ruộng lúa nước việc cày lật đất sau đó phơi ải là m cỏ dại chết khô hoặc

cày lật đất sau đó đưa nước vào ngâ m dầm là m thối cỏ cũng đều có khả năng diệt cỏ

Biệ n pháp này thường được tiế n hành bằng các loại cày hoặc cuốc

- Làm lại đất trước khi gieo trồng: Bao gồ m các khâu bừa đất là m vụ nhỏ đất, san

phẳng mặt đất hoặc lên luống... cũng đều có tác dụng rất tốt đối với việc tiê u diệt cỏ dại Đối với các ruộng lúa nước, việc bừa kỹ là m cho cỏ được trộn đều trong đất sẽ

là m cho chúng dễ bị phân huỷ, cỏ chết nhiều và nhanh hơn.

Đối với các ruộng trồng màu, việc bừa kỹ, nhiều đợt kết hợp với cào để đưa toàn

bộ lượng cỏ dại ra khỏi đồng ruộng sẽ là m giả m rất nhiều các bộ phận sinh sản của cỏ

dại trên đồng ruộng.

Biệ n pháp này thường được tiế n hành bằng các dụng cụ như bừa đất hoặc cào cỏ

- Xới xáo đất trừ cỏ dại khi chă m sóc: Khi tiến hành xới xáo chă m sóc cây trồng, dưới tác dụng lực của cuốc, dao... đều làm cho cỏ bị đứt rễ, gây phá huỷ hay tổn thương thân cỏ. Đồng thời sau khi xới xáo, một phần cỏ dại sẽ bị vùi lấp dưới đất hoặc được go m lạ i đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy mật độ cỏ dại sẽ giả m đi rất nhiều. Tại

một số vùng trồng cây mà u hay cây công nghiệp thì xới xáo tiê u diệt cỏ dại thường được coi là biệ n pháp chính để phòng trừ cỏ dại.

Trong biện pháp này thì việc chọn đúng thời điể m để xới xáo là một việc hết sức

quan trọng. Nếu tiến hành quá sớm khi cỏ dại còn ít thì hiệu quả phòng trừ sẽ thấp đồng thời lại gây ảnh hưởng tới cây trồng. Ngược lại nếu tiế n hành quá muộ n, khi cỏ

dại đã mọc nhiều thì khả năng bị ảnh hưởng của cây trồng so cỏ dại tranh cướp ánh

sáng sẽ rất lớn. Mặt khác cỏ dại nhiề u, bộ rễ phát triển mạ nh thì việc xới xáo và lên luống sẽ gặp nhiề u khó khăn. Thô ng thường khi thấy cỏ dại mọc được 3 - 4 lá và chiếm đa số thì có thể tiến hành là m cỏ đợt đầu. Sau đó thường phả i tiến hành 1 - 2 đợt là m cỏ

nữa tuỳ vào gia i đoạn chăm sóc cho cây trồng.

Để xới xáo đất trừ cỏ người dân có thể tiến hành bằng các dụng cụ thủ công như

cuốc, liề m hoặc nạo đất để loại bỏ lớp cỏ trên bề mặt.

Cơ quan cỏ dại thường phân bố trong lớp đất nông (0-30 cm). Khi lớp đất mặt bị

lật xuống sâu, cỏ dại bị chôn vùi và không có điều kiện nảy mầ m. Cày sâu lật đất là biện pháp trừ cỏ có hiệ u quả. Theo A. M. Tuliôp (1977) cày sâu 30 cm có tác dụng diệt

cỏ gấp hai lần cày sâu 20 c m. Làm đất ải có thể tiêu diệt cỏ sinh sản vô tính và thân cỏ

sinh sản hữu tính. Cũng theo A. M. Tulicôp phơi ải diệt 82% cỏ sinh sản bằng rễ, làm

đất cơ giới diệt 59% và bừa diệt 48%. Những nơi có nhiều cỏ dại thường dùng bừa

máy cắt đứt, nghiề n nát cỏ trước khi làm đất hiệu quả là m cỏ càng cao. Cày dầm ngâm

nước ở đất lúa chôn vùi cỏ dại có tác dụng diệt cỏ tốt. Trên những cánh đồng có nhiều

cỏ sinh sản hữu tính, áp dụng biện pháp là m đất "nhử cỏ" vài ba lần lượng cỏ dại trên

đồng ruộng giả m rõ rệt. Đất gieo mạ hoặc vườn ươm cây giống thường được áp dụng

biện pháp này.

5.6.3. Bón phân diệt cỏ.

Nhiều loại phân hoá học khi bón vào đất vừa có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây vừa có tác dụng diệt cỏ.

Bón vô i vừa có tác dụng cải tạo đất đồng thời vôi sẽ là m thay đổi độ pH trong đất do đó sẽ hạn chế được sự phát triển của các loại cỏ dại thích hợp với đất chua như cỏ năn, lác, rong rêu ở ruộng ngập nước.

Bón sunfat đồng vừa cung cấp đồng cho cây lạ i vừa hạn chế được rong rêu ở đồng lầy.

Ngoài ra đại đa số các loại phân bón còn lại khi được bón vào đất sẽ thúc đẩy quá

trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, là m tăng khả năng cạnh tranh, lấn át cỏ dại

của cây trồng.

Để tăng hiệu lực của phân bón cần chú ý làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng khi bón phân, có như vậy mới giúp cây trồng hấp thu được toàn bộ lượng phân, sinh trưởng

phát triển mạnh và lấn át cỏ dại.

5.6.4. Dùng nước tưới và lửa để phòng trừ cỏ dại.

- Dùng nước để phòng trừ cỏ.

Ở ruộng lúa liên tục có lớp nước trên mặt, hạt cỏ sẽ không có đủ oxy nên khó nảy mầm hoặc nảy mầ m rất ít. Ở những ruộng đã có cỏ mọc nhiề u, tháo nước vào ngâ m ngập cũng là m cho cỏ khó phát triển hoặc bị tiêu diệt vì thiếu oxy.

Ví dụ: Khi trồng lúa bằng phương pháp gieo vãi thì một trong những biện pháp hạn chế cỏ dại là luôn luôn giữ đất ngập nước ở một mức độ nhất định. Nếu chỉ để đất

cạn nước một thời gian thì các loại cỏ dại ưa ẩm sẽ phát triển rất mạnh.

Chân ruộng nhẹ có nhiều cỏ (cỏ vảy ốc....) thường dữ lớp nước sâu kết hợp làm cỏ xục bùn kỹ, cỏ nổi lên trên mặt nước rồi bị chết. Những chân ruộng nhẹ, có nhiề u cỏ

thì phải tháo cạn nước, làm cỏ sục bùn kỹ vùi cỏ dại vào đất rồi tháo ngập nước sau khi

là m cỏ.

Tuy nhiên dùng nước chỉ tiê u diệt được những loạ i cỏ ưa ẩ m chứ không diệt được

một số lọai cỏ thíc h hợp với điều kiện ngập nước, vì các loại cỏ này có một phần thân lá vươn ra khỏi mặt nước để quang hợp và hút oxy. Để tiêu diệt các loại cỏ này ngoài việc dùng nước còn phải kết hợp với các biện pháp khác như làm cỏ, bừa cỏ, phun

thuốc trừ cỏ hoặc luân canh với các cây trồng cạn để tiêu diệt.

- Dùng lửa để phòng trừ cỏ:

Việc dùng lửa để phòng trừ cỏ dại thường được áp dụng ở những vùng đất mới

khai hoang hoặc trong những thời điể m chưa có cây trồng sinh sống.

Nguyên tắc của biện pháp này là dùng lửa để đốt, là m chết các bộ phận ở trên mặt đất và một phần các cơ quan và hạt cỏ ở trong đất.

Ưu điể m của biệ n pháp này là dễ là m, ít tốn kém và có thể hoàn thành một cách

nha nh chóng việc tiêu diệt cỏ trên một diệ n tích rộng để kịp thời vụ gieo trồng.

Biệ n pháp này thường được tiến hành ở những vùng nương rẫy của đồng bào thiể u số vùng cao. Sau khi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi và cỏ, người dân sẽ để những

cây này tại chỗ cho khô sau đó châm lửa đốt, lửa cháy sẽ tiêu diệt phần lớn cỏ dại trên

Tuy nhiê n biệ n pháp này cũng có nhược điể m đó là đốt cháy nhiều chất hữu cơ, là m đất mất mùn. Bên cạnh đó việc đốt sẽ không tiêu diệt được các loại cỏ dại có thân

ngầ m như cỏ tranh, cỏ gừng, cỏ gấu mà trái lại còn kích thích chúng phát triển mạ nh hơn. Vì vậy để phát huy tác dụng của biện pháp này, ngay khi đốt cỏ xong người dân thường tiến hà nh gieo trồng luô n. Cây trồng sẽ phát triển và che phủ mặt đất trước cỏ,

vì vậy các loại cỏ thân ngầ m sẽ không có điều kiện để mọc mầm nữa. Bên cạnh đó việc

trồng cây nga y sau khi đốt sẽ giúp cây trồng tận dụng được các chất dinh dưỡng do

việc đốt mang lại, tránh hiệ n tượng rửa trôi hoặc xói mòn do mặt đất không được che

phủ.

5.6.5. Trồng xen, trồng lẫn, trồng gối vụ, trồng dày.

Các biệp pháp này nhằ m là m tăng khả năng và thời gian che phủ của tán cây

trồng đối với đất, hạn chế sự mọc mầ m và sự sinh trưởng phát triển của cỏ dại.

Kết quả kiể m tra của bộ mô n Canh tác trường đại học NN I trên đất trồng ngô cho

thấy: Trồng ngô thuần tỷ lệ cỏ dại hại ngô là 100%, trồng ngô xe n đậu tương là 52% và

trồng ngô xen khoai tây là 13,5%.

Ruộ ng lúa có thả bèo dâu hầu như không có cỏ hại. Vùng đồi núi trồng xe n, lẫ n

nhiề u vừa có tác dụng chống xói mòn vừa hạn chế cỏ dại.

Để phát huy hiệu quả của trồng xen đến công tác diệt cỏ thì những loại cây trồng xen thường phải là nhữ ng cây ma u phủ đất và có hệ số che phủ đất cao.

Gieo trồng với mật độ dày (lúc gieo vãi) chăm sóc để cây trồng sinh trưởng

nha nh, lá cây chóng phủ kín mặt đất cũng có tác dụng hạn chế cỏ dại.

5.6.6. Che phủ đất.

Hạt cỏ và các cơ quan sinh sản vô tính của cỏ muốn nảy mầm chúng yêu cầu đất đủ ẩ m, đủ không khí và có cường độ chiếu sáng trên mặt đất nhất định. Nếu không đủ

một trong các điề u kiện đó chúng không thể nảy mầ m. Lợi dụng đặc điể m đó nhâ n dân

ta đã sử dụng nhiều loại vật liệ u khác nha u để che phủ đất trong quá trình trồng trọt.

Vật liệu phủ ngoài tác dụng phòng trừ cỏ dại còn giúp đất giữ được nước khỏi bị bốc hơi, chống xó i mò n, một số vật liệu phủ khi hoai mục còn cung cấp cho đất trồng một lượng mùn và dinh dưỡng đáng kể.

Bộ môn canh nông trường Đại học NN I nghiên cứu về điều kiệ n nảy mầ m của cỏ

lồng vực cạn nhận thấ y:

Nếu che đi 1/2 hoặc 2/3 cường độ chiế u sáng trên mặt đất thì tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 76,6 và 43,3%. Nếu che tối hoàn toàn thì tỷ lệ mọc mầ m là 33% nhưng

sau khi mọc mầm cỏ bị chết vì thiếu ánh sáng. Dựa vào đặc điể m đó nhân dân có kinh

nghiệ m che phủ đất để hạn chế hoặc tiêu diệt cỏ dại. Trong vườn ươm của các cây

giống (giống rau, thuốc lá, thuốc lào...), trên ruộng trồng các cây có mật độ dày, cây nhỏ yếu (hành, tỏi...) thường che phủ đất bằng rơm rạ, trấu... vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất vừa hạn chế cỏ dại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)