1.1. Khái niệ m.
Là m đất là những biệ n pháp vật lý tác động vào đất, là m thay đổi nhiều mặt đến
trạng thái lớp đất canh tác. Bằng công cụ hoặc má y móc là m đất có thể tách, lật đảo,
trộn đất là m vụn xốp hoặc là m nhuyễn đất khá nhanh theo yêu cầu trồng trọt.
Qua các khâu làm đất có thể tạo ra một lớp đất với các tính chất vật lý (độ xốp, độ
vụn) theo ý muốn, chế độ không khí, nước, nhiệt phù hợp với điều kiện gieo trồng và
sinh trưởng của cây cũng như sự tồn tại của các vi sinh vật trong đất.
Thô ng qua ảnh hưởng đến tính chất vật lý đất, là m đất đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Vì vậy có thể nó i là m đất giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
1.2. Tác dụng của làm đất.
- Tạo ra lớp đất mặt có trạng thá i vật lý thuậ n lợi cho việc gieo hạt, trồng cây, cho
quá trình xuất hiệ n mầ m và sự sinh trưởng tốt các bộ phận dưới đất, dẫn đến sự sinh trưởng tốt các bộ phận trên mặt đất của cây. Trạng thái vật lý thuận lợi ở đây bao gồm
sự cải thiệ n về độ xốp, chế độ ẩm, không khí và chế độ nhiệt của đất.
- Biến độ phì nhiêu tiề m tàng thành độ phì hữu hiệu, giúp cho cây sử dụng được
nhiề u chất dinh dưỡng ở trong đất.
Nguyên nhân là làm đất sẽ tăng độ xốp của đất, tăng các khe hở mao quản trong đất từ đó tăng khả năng thấ m khí và nước của đất. Nước và khí trong đất được điều hoà sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của các vi sinh vật trong đất từ đó sẽ là m tăng quá trình mùn hoá và khoàng hoá trong đất.
Quá trình mùn hoá sẽ có tác dụng biến đổi các chất hữu cơ trong đất thà nh mùn,
là m cho đất có kết cấu tốt và bền vững.
Quá trình khoáng hoá sẽ biến đổi mùn và các hợp chất vô cơ khó tiêu thành các
chất dễ tiêu cung cấp cho cây trồng sinh trưởng phát triển.
Trong thực tế sản xuất, từ lâu người dân đã có nhữ ng kiến thức nhất định về quá
ải. Có nghĩa là vào tháng 11-12 khi thời tiết khô hanh người ta tiến hành tháo nước ra
khỏi ruộng và phơi đất đến một độ ẩm nhất định rồi tiế n hành cày lật đất lên sau đó lại để phơi tiếp một thời gian nữa cho đến khi đất khô nỏ. Trong quá trình phơi nà y do đất
có nhiều không khí nên quá trình mùn hoá và khoáng hoá diễn ra rất mạnh mẽ, các chất dinh dưỡng dưới dạng khó tiêu sẽ được biến đổi thành các chất dễ tiêu, nên khi tháo
nước vào và trồng lúa thì lúa sinh trưởng rất mạnh. Chính vì vậy mà người dân thường
có câu “một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.
- Góp phần tận dụng và là m tăng hiệu lực của phân bón và nước tưới.
Là m đất tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển theo cả chiều rộng và chiề u sâu,
từ đó tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và nước của cây trồng.
Mặt khác, khi bón phân vào đất, ngoài lượng cây trồng có thể sử dụng thì một lượng rất lớn phân bón sẽ bị vô hiệu dưới các hình thức rửa trôi bề mặt, trực di xuống
các tầng sâu, bị bốc hơi vào không khí, bị biến đổi thành các hợp chất khó tiê u hoặc bị
các vi sinh vật hấp thu vào trong cơ thể. Làm đất còn tăng quá trình phân huỷ mùn và khoáng chất trong đất, từ đó tăng lượng keo đất, nên khi bón phân vào, phân sẽ được keo đất hấp thụ để cung cấp từ từ cho cây trồng, tránh được lượng phân bón lãng phí do bị rửa trôi.
Là m đất sẽ tạo ra nhiều khe hở trong đất. Khi đất được tưới hoặc có mưa thì nước
sẽ thấ m vào các khe hở này và tồn tại trong đó để cung cấp cho cây trồng. Là m đất
càng xốp, số khe hở trong đất càng nhiều thì đất thấ m được càng nhiề u nước. Hoặc
trong mùa khô, khi tiến hà nh xới xáo bề mặt đất trong mùa khô sẽ có tác dụng cắt đứt
các mao quản trên mặt đất, tránh hiện tượng mất nước trong đất do nước theo các mao
quản bốc hơi ra ngoài không khí.
- Phòng trừ nhữ ng vi sinh vật gây hạ i như cỏ dại và sâu bệnh.
Đất là môi trường sống và tồn tại của nhiều loại dịc h hạ i. Ngay cả những loài sâu hại trên thân lá thì hầu như cũng đều có một pha phát triển ở trong đất. Ví dụ như
các loại sâu xá m, sâu khoang, sâu xanh hại bông chẳng hạn thì đều có giai đoạn hoá
nhộ ng diễn ra ở trong đất. Đất còn là nơi tích luỹ hạt cỏ dại và những mầ m mống bệnh
hại cây (các hạch nấ m, bào tử nấ m, tuyến trùng hại thực vật...).
Khi là m đất, ít nhiều đều có thể trực tiếp hoặc dán tiếp tiê u diệt những dịch hại
sống và tồn tại ở trong đất.
Ví dụ: khi Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống dưới nhiề u sâu non, nhộng của sâu hại,
hạt cỏ dại, tàn dư cây trồng có chứa nguồ n bệnh. Đồng thời cày lật đất cũng đưa các
sinh vật hại từ lớp đất phía dưới lên trên mặt đất. Trong điều kiện như vậy, các sinh vật
này hoặc là bị chết khô do nắng hoặc sẽ bị các thiên địch tiê u diệt
Bên cạnh đó, là m đất tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, từ đó sẽ tăng được khả năng chống chịu đối với các loại sâu bệnh và lấn át được cỏ dại.
- Bảo vệ đất khỏi xó i mò n do nước và gió gây ra, góp phần cùng với các biện
* Nhưng khi sử dụng các hiệu quả và ưu thế của làm đất, cần chú ý những điều sau đây:
- Làm đất là một biện pháp khai thác đất, nếu không được bón thêm phân, độ phì của đất sẽ bị giảm dần.
- Làm đất không tăng thêm nước một cách trực tiếp, mà chỉ làm tăng sự tiếp nhận
và giúp cây tận dụng nước. Muốn đủ nước cho cây cần phải đưa thêm nước vào ruộng.
- Làm đất có thể gây một số ảnh hưởng xấu như: là m tổn thương các bộ phận của
cây trồng (rễ, thân, lá..) nhất là khi là m đất chăm sóc cây đang sinh trưởng, do đó đã
là m tăng sự xâ m nhập và gây hại của sâu bệnh. Vì vậy trong gia i đoạn cây trồng đang sinh trưởng nếu không cần thiết thì nên hạn chế làm đất. Hoặc có làm đất thì tránh những bộ phận của cây trồng để hạn chế ảnh hưởng.
- Là m đất không hợp lý có thể là m tăng độ phân tán đất, tăng xói mòn, nhất là trên các vùng đất dốc nếu ta là m đất quá vụn, hoặc là m đất trong mùa mưa, không có
cây trồng che phủ thì lớp đất mặt sẽ bị dòng nước cuố n trôi gây hiện tượng xói mòn
đất.
- Là m đất không hợp lý cũng là nguyên nhân tăng cỏ dại trên đồng ruộng. Ví dụ như một số loại cỏ dại có thân ngầm dưới mặt đất như cỏ tranh, cỏ chỉ chẳng hạn. Khi là m đất ta đã cắt các thân ngầ m này ra là m nhiề u đoạn. Nếu ta không nhặt sạch các đoạn thân này thì chúng sẽ tiếp tục phát trển thành cây mới và nhân ra với mật độ cao hơn.
Có một số trường hợp có thể bỏ là m đất khi đất có trạng thái vật lý phù hợp với
gieo trồng và sinh trưởng của cây (đất có kết cấu viên, đất vụn xốp sẵn khi trồng gối, đất mềm nhuyễn do ngâ m nước lâu...) nếu có thuốc trừ cỏ không cần phải là m đất để
trừ cỏ.
Cần nghiên cứu kỹ để đề ra những biện pháp làm đất hợp lý và những biện pháp
cần thiết khác, nhằ m phát huy tác dụng của là m đất trong nông nghiệp.