Cơ cấu cây trồng hợp lý phải trả lời được câu hỏi: loại cây gì, giống gì, trồng ở đâu, tỷ lệ diệ n tích bao nhiê u và trồng bằng phương thức gì để phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậ u của vùng, đồng thời thành phần cây trồng không ảnh hưởng đến
nha u.
* Cây trồng và cơ cấu cây trồng:
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông ngiệp, nội dung chủ yếu
của việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào để lợi dụng tốt các
điều kiện khí hậu và đất đai. Mặt khác, cây trồng là các nguồ n lợi tự nhiệ n sống, nhiệm
vụ của nông nghiệp là phải sử dụng nguồ n lợi tự nhiên ấy một cách tốt nhất, nghĩa là
Khác với khí hậu và đất đai, là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi,
hay chỉ thay đổi trong một phạ m vi nhất định. Đối với cây trồng, con người có thể lựa
chọn và di thực chúng và với trình độ hiểu biết của sinh học hiện đại con người có khả năng thay đổi bản chất của chúng theo hướng mà mình mong muốn.
Muốn bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần nắm vững yêu cầu của các loài và giống cây trồng đối với các điều kiện khí hậu, đất đai và khả năng của chúng sử
dụng các điề u kiệ n ấy. Sau đây là những vấn đề cần quan tâm khi xác định cơ cấu cây
trồng.
- Năng s uất của cây trồng và giống cây trồng: Các loài và giống năng suất cao
sẽ được đưa vào trong cơ cấu cây trồng. Năng suất có liên quan đến sức chứa và nguồn.
Sức chứa (Sink): Là số lượng và độ lớn của các cơ quan có khả năng chứa các
chất đồng hoá để tạo ra năng suất như số bông, số quả, số hạt, số củ, số thân và kích
thước của các bộ phận ấy. Mỗi cây trồng có đặc điể m sức chứa riêng. Bông to làm cho
năng suất lúa và ngô tăng, nhưng ở ngô số hạt/bắp quan trọng hơn trọng lượng 1000
hạt. Ơ lúa trọng lượng hạt là yếu tố quyết định trọng lượng bông.
Nguồn (source): Là lượng đồng hoá được chuyển từ lá về bộ phận chứa năng
suất. Để tăng nguồ n các nhà tạo giố ng đã chú ý cải tiến kiểu lá để nâng cao hệ số diện
tích lá và cường độ quang hợp ở lá, đồng thời giảm chi phí mất mát do hô hấp.
Giữa sức chứa và nguồn có mối quan hệ rất chặt chẽ, có tác động qua lại, làm
tăng sức chứa bằng cách nhâ n tạo, cường độ quang hợp ở lá giả m vì cản trở việc vận
chuyển sản phẩm quang hợp.
Trong thực tế rất khó phân định rõ chỉ tiêu đại diện cho sức chứa và chỉ tiêu đại
diện cho nguồn. Chẳng hạn trọng lượng bông hay trọng lượng hạt cao có thể vừa là do
tăng sức chứa vừa là do tăng nguồn. Để làm rõ vấn đề này việ n sĩ Đào Thế Tuấn đã dùng phương pháp phân tíc h thành phần chính của quá trình tạo năng suất trên 276 ruộng lúa khác nha u. kết quả đã tính được hai thành phần chính quan trọnh nhất ảnh hưởng đến năng suất.
- Thành phần sức chứa tương quan với thời gian tạo ra diệ n tích lá trước trỗ: số
nhá nh, số bông và số hoa một mét vuông quyết định 29,9% năng suất.
- Thành phầ n nguồn tương quan với chất khô và hiệu suất quang hợp sau trỗ: số
hạt một bông và số hạt một mét vuông, trọng lượng bông và trọng lượng 1000 hạt,
quyết định 23,1% năng suất.
Các giống lúa có lá nằ m nga ng (lá rũ) không thể cấy dày được nên không thể tăng được sức chứa (số bông ít) và cũng không tăng được nguồn (khi tăng diện tích lá thì có hiện tượng lá che lấp lẫ n nhau) nên nă ng suất thấp. Các giống lúa mới, lá đứng vừa
tăng được sức chứa, vừa tăng được nguồ n nên đã nâng cao năng suất lúa rõ rệt. Thêm nữa, các giống to bông (số hạt nhiều trọng lượng hạt lớn) cho năng suất cao ở điều kiện
- Thời gia n sinh trưởng và năng suất cây trồng:
Khi bố trí cơ cấu cây trồng cần phải biết rõ thời gia n sinh trưởng của từng loại
cây trồng từ lúc gieo đến lúc thu hoạch để có sự bố trí mùa vụ cho ăn khớp, tránh tình trạng một loại cây trồng trong cơ cấu cây trồng có thời gian sinh trưởng quá dài dẫn đến chậm trễ thời vụ của các cây trồng khác.
Một điều cần chú ý là thời gian sinh trưởng của một loại giống cây trồng thường
biến động tuỳ theo nơi trồng và mùa vụ trồng, do chế độ nhiệt và ánh sáng của mỗi
vùng, mỗ i mùa vụ có sự khác nhau. Vì vậy khi đưa cây trồng từ khu vực này sang khu vực khác hoặc mùa vụ khác thì cần phải tiến hành khu vực hoá trước khi trồng đại trà. Nguyên tắc chung là cùng một loại cây trồng nếu bố trí trồng vào các thời điể m hoặc
các vùng có cường độ ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì thời gian sinh trưởng càng rút ngắ n lại.
Ngoài căn cứ vào thời gian sinh trưởng của các giống còn phải căn cứ vào thời vụ
thíc h hợp của nó mà bố trí cho phù hợp. Nếu gieo trồng không đúng thời vụ sẽ gây tình trạng ra hoa kết quả không đúng thời điể m có điều kiện khí hậu thuận lợi, gây ảnh hưởng đến năng suất của bản thân cây trồng đó.
Không phải năng suất bao giờ cũng tỷ lệ thuận với thời gian sinh trưởng. Tạo được những giống ngắn ngà y với năng suất cao là phương án lý tưởng vì sẽ gieo trồng được nhiều vụ có năng suất cao trong một nă m. Cần phải có một mô hình năng suất
cao của ruộng cây trồng.
Ví dụ ruộng lúa cho thấy: Đặc điể m về thời gian sinh trưởng của ruộng lúa năng
suất cao theo tổng thời gia n sinh trưởng là : từ mọc đến phân đòng 1/3 tổng thời gian, là m đòng đến trỗ 1/3 và trỗ đến chín 1/3. Ruộng cây trồng nà y dùng 1/2 thời gian sinh trưởng để đạt chỉ số lá tối đa (tương ứng với cường độ chiếu sáng), và duy trì đến sau
trỗ 15-20 ngà y thì giả m dần (có liên quan đến sự di chuyển chất hữu cơ về hạt). Ơ
giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn năng suất không thể cao hơn vì trước và sau
gian đoạn trỗ chỉ số diện tích lá không thể cao hơn (chỉ số diện tích lá tối đa do cường độ ánh sáng quyết định). Khi cùng đạt chỉ số diện tích lá tối đa như nhau thì ruộng cây
trồng tạo nên sức chứa và nguồn tương đương. Các giống dài ngà y chi phí năng lượng
cho hô hấp, duy trì sinh khối nhiề u hơn. Khố i lượng chất hữu cơ dành cho các bộ phận giá đỡ (thân, cành) của các giố ng dài ngày cũng lớn hơn, do đó hệ số kinh tế thấp hơn.
Nếu tính năng suất trong một đơn vị thời gia n thì các giố ng ngắn ngày canh tác hợp lý cao hơn các giống dài ngày.
Rút ngắn thời gia n bỏ đất trống, trồng một nă m nhiều vụ cây ngắ n ngày năng suất cao đã là m tăng rõ rệt năng suất một đơn vị diện tíc h đất trong một nă m.
Tuy vậy, trong sản xuất người ta vẫn cần phải có các giố ng có thời gian sinh trưởng dài. Ví dụ giống lúa cấy vụ mùa ở ruộng trũng. Để tránh lúa bị ngập úng, sau
khi cấy cần phải có mạ đủ cao và cấy vào lúc nước chưa quá sâu (gieo mạ cuối tháng 5, đầu tháng 6; cấy cuối tháng 6 đầu tháng 7). Lúa là m đòng và trỗ không quá sớm tránh
thời gian mưa nhiều. Lúa trỗ vào 15/10 và chín vào 14/11. Thời gian sinh trưởng của
lúa phải trên 150 ngày mới an toàn cho lúa sau khi cấy, trước và sau khi trỗ.