Trồng cây phủ đất vùng đồi núi có tác dụng chống xó i mò n về mùa mưa, giữ ẩm đất và giả m cỏ dại rất nhiề u. Các loại cây phủ đất thường là những loại cây phân xanh
như cốt khí, các loại muồng, đậu, trinh nữ không ga i.... các loại cây này có đặc điể m là: khả năng sinh trường thân lá nhanh nên sẽ phủ kín đất trong một thời gian ngắ n, do đó
chống được xói mò n đất và giảm được mật độ cỏ dại. Đồng thời một số loại còn có khả năng cố định đạm nên đã cung cấp cho đất một số lượng dinh dưỡng và mùn khá lớn.
Chúng ta có thể tham khảo một số kinh nghiệ m sau:
Ở ruộng lúa Miền Bắc, người dân thường thả bèo hoa dâu cho phủ kín mặt
ruộng. Bèo hoa dâu sẽ cung cấp cho đất lúa một lượng đạm rất lớn, đồng thời do hệ số
che phủ mặt nước cao nên sẽ hạn chế được sự phát sinh của rất nhiều loại cỏ dại.
Ở các vùng đồi núi Tây Nguyên mới khai hoang, do mật độ cỏ trang dày nên những nă m đầu người dân không tiến hà nh trồng trọt mà chỉ trồng khoai lang bò. Khoai lang phát triển thân lá mạnh sẽ bò và che phủ hầ u hết mặt đất. Trong điều kiện đó cỏ trang sẽ không có đủ khoảng trống và ánh sáng để mọc mầ m. Sau một vài nă m,
mật độ cỏ trang sẽ giả m đi rõ rệt, lúc đó người dân mới phá khoai lang đi và tiến hành canh tác các loại cây trồng khác.
Theo báo cáo của tổ chức phát triển bền vững cho biết. Tại các vùng đồi núi
phía Bắc, nhằ m bảo vệ đất, chống xói mò n và phòng trừ cỏ dại, địa phương tại đây đã tiến hành thí nghiệ m đưa các cây họ đậu như lạc, đậu xanh, đậu tương, đậu mèo và các loại phân xanh của địa phương vào trồng che phủ đất tại các vườn cây ăn quả hoặc các vùng đồi trong thời gian không có cây trồng che phủ. Kết quả cho thấy sau 2 tháng
trồng, khả năng che phủ đất đạt từ 45-64%, sau 3 tháng trồng khả năng che phủ đạt từ
65- 100%. Mật độ cỏ dại trong khu vực trồng hầu như không có, bên cạnh đó đất được
cải tại khá nhiều cả về lý tính và hoá tính.