Các đặc tính của đất, ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng của quá trình làm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 58 - 61)

đất.

Là m đất tốn khá nhiều năng lượng (nhiê n liệ u, công sức, thời gia n, hao mòn má y móc và công cụ là m đất). Sự tốn kém và hao mò n sẽ tăng lên gấp bội, nếu làm đất không đúng phương pháp. Muố n giả m bớt chi phí là m đất, tăng hiệu suất và chất lượng là m đất, chúng ta phải nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Đó là các đặc tính đất và những nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính của đất.

3.1. Các đặc tính của đất.

3.1.1. Tính liê n kế t.

Sự kết gắn của nhiều hạt đất bằng những lực rất lớn (sức liên kết) thành những

cục đất, tảng đất gọi là tính liên kết của đất.

Đơn vị tính của sức liên kết là kG/cm2. Khi cắt đất, làm vỡ đất phải thắng sức

liên kết rất lớn đó. Vì vậy sức liê n kết đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất, chất lượng và chi phí nă ng lượng. Độ cứng của đất có tương quan thuận với sức liê n kết của đất. Khi đất khô tính liê n kết biểu hiện càng rõ.

3.1.2. Tính tạo hình.

Khi các hạt đất trong một khối đất thay đổi vị trí tương đối với nhau để tạo thành một hình thể mới, mà chúng vẫn giữ được mố i liê n hệ bền vững với nha u (giữ được

hình thể mới đó) thì gọ i là tính tạo hình.

Khi là m đất ướt (đất có tính tạo hình lớn), đất cày được tạo thành những tảng

lớn, khi khô đất có độ cứng lớn. Tảng đất lớn và độ cứng lớn đòi hỏi nhiề u năng lượng

và thời gian để là m vỡ vụn.

3.1.3. Tính dòn.

Trạng thá i dễ gẫy, vỡ vụn những tảng đất, thỏi đất thành những kíc h thước bé hơn

gọi là tính dòn của đất. Hiệ n tượng nà y là do sự liên kết không đều ở các vị trí của khối đất. Đất dòn có thể ở trạng thá i đất rất khô hoặc đất hơi ẩm (đất bở). Là m đất ở trạng

thái dòn đất sẽ dễ vỡ vụn và chi phí năng lượng ít đi.

3.1.4. Tính dính.

Khi ướt, đất dính tạm thời vào các công cụ và bánh của máy kéo làm giả m áp lực

cắt đất và sự chuyể n động của máy trên đồng ruộng. Do đó đã ảnh hưởng một phần đến

hiệu suất và chất lượng là m đất. Tính dính chủ yế u quyết định do thành phần cơ giới

của đất. Hạt đất càng nhỏ, dính càng mạnh. Tính dính của đất sét hay đất thịt lớn hơn

rất nhiều lầ n so với tính dính của đất cát hay đất pha cát.

Tính dính còn liên hệ với ẩm độ đất. Khi độ ẩ m dưới 80% độ ẩm bão hoà thì tính

dính tăng dần nếu độ ẩm tăng lên, khi độ ẩm quá 80% thì tính dính giả m đi. Để giảm

tính dính thì nên là m đất khi độ ẩ m đất đạt 40- 70%.

3.1.5. Tính ma sát.

Tính ma sát đã là m tăng lực cản cày và làm mò n công cụ. Khi lực ma sát tăng, là m tăng chi phí nhiên liệu và vật liệu là m các công cụ. Sự ma sát cũng ảnh hưởng một

phần nhỏ đến hiệu suất làm đất.

3.1.6. Tính rẽ.

Hiệ n tượng đất dễ phân tán và mau lắng đọng, gây đất bị chặt gọi là tính rẽ của đất. Làm đất ở đất ngập nước, có thành phần cơ giới nhẹ thì tính này biểu hiệ n càng rõ.

Ở đất cây trồng cạn, có thành phần cơ giới như trên, khi gặp mưa hoặc tưới nước ta

cũng thấy có hiện tượng rẽ. Khi đất bị rẽ, cần phải tốn năng lượng nhất định để khôi

3.1.7. Tính lầy thụt.

Hiệ n tượng đất tạo thành bùn loãng khá dày ở trên mặt và một lớp đất rất mề m ở bên dưới khi đất ngập nước gọi là hiện tượng lầy thụt.

Khi máy kéo làm việc ở đất lầy thụt, di chuyển khó khăn hoặc không di chuyể n được dẫn đến giả m hiệu suất và chất lượng là m đất.

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính đất.

- Thành phần cơ giới đất, kết cấu viên của đất:

Đất có hạt càng nhỏ, số hạt càng nhiều, tổng diện tích tiếp xúc giữa các hạt

trong một đơn vị thể tích đất hoặc một đơn vị trọng lượng đất tăng lên thì sức liên kết,

tính tạo hình, tính dính, tính lầy thụt của đất càng tăng (các loại đất thịt và sét).

Các hạt đất càng to, lực liên kết giữa các hạt yếu nên tính dòn thể hiện rõ, lại

thêm hiện tượng lắng đọng và xếp gần nhau, đất chóng chặt là m đất có tính rẽ mạnh

(các loại đất cát). Độ cứng của đất có liê n hệ với thà nh phần khoáng và độ chặt của đất.

- Độ ẩm đất:

Độ ẩm đất tăng thì sức liê n kết, độ cứng và ma sát giảm nhưng tính dính, tính

lầy thụt, tính tạo hình và tính quánh của đất tăng lên. Độ ẩm càng tăng tới mức nào đó

thì tính dính, quánh, tạo hình sẽ giảm đi.

Là m đất ở độ ẩ m mà đất có sức liên kết nhỏ, tính tạo hình nhỏ sẽ tốn ít năng lượng, thời gian mà chất lượng là m đất lại cao. Người ta gọi những độ ẩ m đó là độ ẩm thíc h hợp cho làm đất. Là m đất cho các cây trồng cạn đối với các loại đất sét độ ẩm

thíc h hợp là khoảng 50 - 65%, đất thịt 40 -70%, ở các loại đất cát phạ m vi này rộng hơn. Ở đất lúa làm đất ở độ ẩ m lớn hơn 100% sức liên kết và tính tạo hình càng thấp sẽ

cho hiệu suất và chất lượng là m đất cao hơn. Độ ẩm đất là yế u tố có ý nghĩa kinh tế, đỡ

tốn kém nhất và dễ thực hiện nhất cho là m đất.

- Sự thay đổi nhiệt độ và ẩ m độ:

Khi thay đổi nhiệt độ, ẩm độ lớn và nhiều lầ n là m tăng tính dòn cho đất, đất dễ

là m vỡ vụn, vì đất đã nở ra, co lại không đồng đều ở các vị trí (khi có sự thay đổi nhiệt độ và ẩm độ, nhất là khi đất có thành phần khoáng khác nha u và kết cấu không đều).

Sự co dãn mạnh mẽ, nhiều lần và không đều ở khối đất là m xuất hiện những khu vực

có sức liên kết mạnh hẳn lên và những chỗ khác yếu hẳn đi. Chỉ cần một lực không lớn

cũng đủ là m cho đất vỡ, gẫ y ở những chỗ yếu.

Có thể lợi dụng khí hậu (nhiệt độ ngày và đêm, mưa) để là m đất giả m chi phí và chất lượng cao.

- Hà m lượng các chất hữu cơ:

Hà m lượng chất hữu cơ cao cũng tạo điều kiện dễ là m đất. Khi đó sức liên kết , độ cứng của đất giả m nhưng tính dòn của đất lại tăng. Mặt khác, khi chất hữu cơ nhiều

thì đất có kết cấu viên (với đủ điều kiệ n để kết cấu viê n có thể hình thành) sẽ tạo thuận

lợi nhiều cho là m đất.

Các cation hoá trị càng thấp (Na, K...) và càng nhiều thì càng làm phân tán đất. Làm cho các đặc tính như liê n kết, tạo hình, dính... tăng gây khó khăn cho làm đất. Các

cation hoá trị càng cao (Ca. Mg...), càng tạo ra đất có kết cấu thì càng thuận lợi cho làm

đất.

Việc bón vô i cùng với chất hữu cơ vừa có ý nghĩa về dinh dưỡng (hoá học) vừa

có ý nghĩa về lý học. Tuy tăng đầu tư so với lợi dụng nước nhưng có tác dụng tốt và

lâu dài cho là m đất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)