Tác động và ảnh hưởng của công cụ làm đất đến đất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 61 - 64)

Có nhiề u công cụ làm đất với cấu tạo, hoạt động và phương pháp tác động đến đất khác nha u. Khi là m đất, cần phải nắ m được tác động của từng loại để sử dụng cho

thíc h hợp.

4.1. Cày đất.

Cày đất thường là khâu là m đất đầu tiê n và được gọi là là m đất cơ bản, vì độ sâu

của cày quyết định độ sâu là m đất, chất lượng cày ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng là m đất về sau. Cày đất có chi phí năng lượng cao hơn so với các biện pháp khác, với

tác dụng là tách, lật và là m vụn đất.

* Tác dụng của cày đất:

- Tách, lật đất: Cày lật đưa cỏ dại, tàn dư cây trồng, phân bón xuố ng sâu, cỏ dại bị

tiêu diệt, chất hữu cơ, phân bón được dữ lại và biế n đổi thành những chất cây sử dụng được. Đồng thời, đưa các chất oxy hoá trên mặt xuố ng dưới thành những chất khử, đưa

những chất khử ở dưới lên mặt để trở thành nhữ ng chất oxy hoá.

Cày lật nói chung là tốt, nhưng cũng có nhữ ng trường hợp không tốt. Đó là khi lớp đất trên mặt sạch cỏ (khi vừa xử lý trừ cỏ) và lớp đất dưới lạ i có nhiều mầ m mống

cỏ dại (hạt cỏ, mầ m ngủ trên thân, rễ ngầ m). Ở vùng hạn hay mặ n nếu cày lật, mặt đất

sẽ gồ gề, đất mất ẩ m và muối mặn ở dưới sâu di chuyển lên trên. Các trường hợp trên, nên áp dụng phương pháp cày không lật.

- Làm vụn đất: Khi là m việc, lưỡi cày hoàn thành các công việc như cắt đất, lật đất và là m tơi vụn đất. Ngay trên tảng đất cày, đã có nhiều vết nứt, rạn và nếu cày tiến hành khi đất có độ ẩm tối thích thì đất sẽ tơi vụn nhiều và giả m chi phí năng lượng cho

khâu bừa tiếp theo.

Chất lượng cày đất tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thành phần cơ giới của đất, độ ẩ m và tốc độ cày...

Cày ở đất nhẹ và trung bình, đất vụn và trộn tốt. Ở đất nặng, đất nhiều cỏ dại, đất

cày lật nhiều nhưng kém vụn và kém trộn đất.

Cày đất ở độ ẩm thíc h hợp, khi cày sẽ tốt hơn: Độ vụn tăng, độ xốp tăng, tốn ít

nhiê n liệu. Đất màu cần cày ở độ ẩm thích hợp nhất là đất không thuộc nhó m đất cát. Ở đất tưới ngập nước (đất lúa) cày càng nhẹ khi đất thấm nhiều nước.

Cày với tốc độ cao, cày vừa nhanh vừa tăng độ vỡ.

- Cày lưỡi: Cày lưỡi có ưu điể m là cày được sâu hơn, lật đất tốt hơn. Nhưng cày lưỡi cũng có những nhược điểm là tốn năng lượng hơn và mau mòn lưỡi hơn, cày ở đất

có rễ cây hay đá ngầ m dễ bị hỏng lưỡi cày. Chất lượng cày phụ thuộc vào dạng diệp:

+ Diệp hình trụ (thường ở các loại cày má y, cày trâu cải tiế n): Đất được nâng lê n

đột ngột và bị hất về phía luống, đất vụn nhiều nhưng độ lật kém.

+ Diệp hình xoáy trôn ốc (diệp vặn nhiề u): Lật đất tốt nhưng kém vụn, dạng diệp

này hay dùng ở đất trung bình hay đất nặng, nhiều cỏ, vùng mới khai hoang (gọ i là cày khai hoang).

+ Diệp dạng tổng hợp (phần dưới là hình trụ, phần trên là hình xoắn): Vừa lật tốt,

vừa là m vụn tốt.

+ Diệp phẳng (cày chìa vôi) : Có thể lật đất về bên phải ha y bên trái tuỳ theo tay người điều khiể n cày.

- Cày đĩa (cày chảo): Khi là m việc đĩa vừa cắt đất, vừa lăn và nâng đất, cày nông

hơn, năng lượng chi phí ít hơn, bền hơn. Khi gặp đá, rễ cây thì hoặc cắt đứt hoặc lăn

qua nên không bị hỏng. Nhược điểm của cày đĩa là cày nông và lật kém.

Có những loại cày đĩa có thể điều chỉnh được độ nghiê ng theo ý muốn.

4.2. Bừa đất:

Khi bừa đất, người ta đã dùng từng công cụ riêng rẽ như bừa răng, bừa đĩa, trục chông, đĩa lăn... hay dùng một liê n hợp gồ m nhiều công cụ trên.

- Bừa răng:

Có tác dụng là m vụn, xốp đất (đất mà u), mề m, nhuyễn đất (đất lúa) và làm phẳng đất, là m sạch cỏ dại. Bừa đất còn dùng để vùi hạt và bón phân.

Những yếu tố có liên quan đến chất lượng bừa là :

+ Độ ẩm đất: Là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng bừa. Bừa ở độ ẩ m thíc h

hợp (đất rễ vụn xốp), chi phí nhiên liệ u ít. Bừa ở đất quá khô, tốn ké m nhiều năng lượng nhưng đất lạ i quá phân tán, dễ sinh chặt và kết váng... Vì vậy, nếu có thể người

ta bừa đất nga y sau khi mưa hay tưới nước cho đất ẩm khi đất quá khô. Ở đất lúa người ta thường ngâ m nước cho đất hút no nước (các khe hở đều chứa đầy nước) rồi mới bừa

+ Tốc độ bừa: tốc độ bừa tăng, độ vụn tăng. Song nếu tăng quá mức sẽ xuất hiện

hiện tượng nhảy bừa, đất kém vụn và ruộng không bằng phẳng.

+ Loại bừa:

Bừa nặng và áp lực lớn 1,5kG/cm2, răng ăn sâu và là m vụn xốp lớp đất 5- 8 cm. Bừa nặng răng có tiết diện vuông.

Bừa trung bình với áp lực răng 1-1,5 kG/cm2 là m vụn, xốp lớp đất 4-6 cm. Bừa nhẹ với áp lực răng là 0,5- 1 kG/cm2 ăn sâu và là m vụn tầng đất 2- 3 cm.

Răng có tiết diện tròn.

Nếu bừa đất là một góc tù với hướng chuyển động (răng ngả, chân răng bừa đi trước phần thân răng) có tác dụng đưa đất lên trên, làm di truyể n cỏ dại và trang phẳng

đất.

Răng là m một góc nhọn với hướng chuyển động (răng lỉa, chân răng bừa đi sau)

có tác dụng là m dầ m đất to và cỏ dại xuống dưới, là m vụn đất nhanh hơn (chi phí nhiên

liệu nhiề u hơn).

Răng dưới có tác dụng trung gian.

Có thể phối hợp răng ngả đi trước, răng lỉa đi sau để làm vụn xốp đều các lớp đất. Bừa chữ chi dùng sức trâu, chỉ cần một bừa nhưng thay đổi thế bừa cũng có tác

dụng như trên.

Bừa lưới với răng linh động có khoảng cách răng hẹp dùng để là m việc ở đất

không bằng và trừ cỏ tốt. Ở Liê n Xô đã dùng loại cày này để chă m sóc cho ngô sau khi

mọc mầ m.

- Bừa đĩa:

Bừa đĩa dùng để làm vụn, xốp đất nhất là ở đất nặng. Bừa đĩa còn dùng băm cắt cây phân xanh và tàn dư cây trồng trước sau đó sẽ cày hoặc để nguyê n che phủ đất.

Khi là m việc đĩa hình cầu nghiêng một góc với hướng chuyển động. Góc càng lớn, độ vụn của đất và độ sâu bừa càng tăng.

Ở đất nặng và nhiều cỏ, dùng những đĩa có cắt cạnh, ở đất nhẹ dùng đĩa tròn. Bừa đĩa có nhược điể m là cắt thân cỏ sinh sản vô tính ra nhiều đoạn, là m tăng cỏ

dại.

4.3. Lăn đất.

Khi lăn đất, các công cụ như trục lăn lớn, đĩa lăn nhỏ đã là m vụn lớp đất mặt và

tăng thêm độ chặt của đất. Khi bừa đất để bổ sung cho tác dụng làm vụn đất ngoài các loại bừa răng, bừa đĩa người ta còn lắp thê m các loại lăn nhỏ như đĩa lăn, dao lăn... với

mục đích chính là tăng thê m độ chặt cho đất để hạn chế tính mất nước, tăng khe hở

mao quản khi đất quá xốp, người ta đã dùng những loại lă n lớn. Sau khi nén phải làm xốp lớp đất mỏng trên mặt, tạo ra khe hở lớn ở vùng này, nên sau công cụ lăn người ta

lắp thêm lưỡi xới. Nén đất khi độ ẩm cao (nhất là ở đất nặng) là m đất quá chặt, sinh

thiế u không khí và đất mất ẩ m nhiều, do đó phải nén đất ở độ ẩm thích hợp.

Áp lực nén tuỳ thuộc vào thành phần cơ giới, độ ẩm đất và yêu cầu độ chặt của

từng loại cây trồng. Áp lực nén được tính bằng trọng lượng của lăn chia cho diện tích

của điểm tựa (diện tíc h tiếp xúc của lăn và đất).

Nén nhẹ, áp lực nén: 200G/cm2

Trung bình: 300- 400G/c m2 Nặng: 500G/cm2

4.4. Lồng đất.

Bánh lồng vừa là công cụ làm đất, vừa là bánh xe của máy kéo chuyển động trên

đất bùn. Bằng máy kéo lồng đất, vấn đề cơ giới hoá là m đất lúa ngập nước đã cơ bản được giải quyết.

lồng và tạo ra những áp lực rất lớn khiến đất bị cắt, bị nén, ép, là m đất giảm độ cứng, độ chặt và hút thê m nước để trở thành đất mề m, nhuyễn phù hợp với điề u kiện gieo,

cấy, sinh trưởng của lúa và các cây trồng nước. Bánh lồng còn là m nhấn chìm gốc rạ và cỏ dại, là m tơi, nát và trộn đều chúng vào trong đất.

Trên đất đủ mề m, có thể dùng bánh lồ ng là m nhuyễn đất không phải qua cày

đất. Số lượng lồng đất không nhiều, chỉ 2-4 lượt là có thể cấy được. Ở điề u kiện thích

hợp, mày kéo phát huy được tốc độ nên thời gian là m đất ít và chi phí nhiên liệu không

cao. Do chế tạo đơn giản và yêu cầu vật liệu không cao nên bánh lồng được phát triển

và sử dụng rộng rãi.

Khi là m đất bằng bánh lồng, yêu cầu ruộng phả i đủ nước để đất nhuyễn và để

ruộng sau khi lồng bằng phẳng, phải lắp theo bộ phận san phẳng.

Do độ sâu là m đất bằng bánh lồng lớn, làm tầng đế cày không đủ độ cứng, máy

kéo sẽ chuyể n động khó khăn vì vậy phải có thời gian để tạo độ cứng cho tầng đế cày và tốt nhất là thực hiện phương pháp là m đất: dầ m - ải luân phiê n.

4.5. Phay đất.

Phay đất là loại công cụ làm tơi nhỏ đất bằng dao dạng đặc biệt, qua chuyển

động quay nhờ động lực của máy kéo.

Phay đất có những ưu điể m sau:

- Đất vụn nhanh, giả m lượt đi lại của máy kéo trên ruộng, sau 1-2 lượt phay là

đất có thể gieo trồng được.

- Đất xốp hơn và được trộn đều hơn bừa, độ sâu là m đất đều, mặt ruộng khá

phẳng. Có thể phay trực tiếp ở đất ẩm (không qua cày) nhờ thế sau khi là m đất bằng

phẳng, đất có độ ẩm cao hơn so với đất bừa sau khi để ải.

Ruộ ng lúa có thể phay trực tiếp không qua khâu cày, chi phí công suất cao hơn

lồng đất, đất mau nhuyễ n hơn, rơm rạ được bă m nhỏ, trộn đều, chóng phân giải, mày kéo không bị lún, sa lầy và phá nền như lồng đất.

Kết quả là m việc của phay tuỳ thuộc vào công suất của phay; vào tốc độ quay,

chiề u dài làm việc và dạng dao của phay.

Là m đất bằng pha y có những hạn chế: đất quá vụn, dễ mất kết cấu viên ở đất có

kết cấu, là m sinh nhiề u cỏ dại (cỏ sinh sản vô tính), một số bộ phận quan trọng của phay như bánh răng truyề n động, các lưỡi dao phay chóng bị hư hỏng, cần được chế

tạo bằng thép tốt, đắt tiền và gia công với kỹ thuật cao.

Tuy vậy là m đất bằng phay giả m nhiên liệu và thời gia n hơn so với làm đất bằng

bừa đất nên phay đất đã được sử dụng trong những điều kiện có thể.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)