Nguyên nhân hại cây của thuốc trừ cỏ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 100 - 101)

- Dùng các vật dụng công nghiệp để che tủ đất trồng.

5.7.2. Nguyên nhân hại cây của thuốc trừ cỏ.

Khi sử dụng thuốc, thuốc trừ cỏ tiếp xúc với cây và xâ m nhập vào cây, chúng ảnh hưởng đến các quá trình sống của cây và làm cho cây bị hại. Tuỳ loại thuốc, nồng độ

và cách sử dụng mà thuốc ảnh hưởng đến cây nhiề u hay ít. Nếu ở mức độ nhẹ thuốc

kìm hãm quá trình sống của cây cỏ trong một thời gian, sau đó sự sống của cây được

phục hồi và cây sinh trưởng bình thường. Ở mức độ mạ nh, thuốc tác động sâu sắc đến

quá trình sống, phá hoại sự sống và cây bị diệt. Thuốc diệt cỏ do một số nguyên nhân sau:

- Phá hoại hình thái cây: các loại thuốc có nguồn gốc là chất kích thích sinh trưởng như 2,4D, 2M- 4C, 2,4,5T... Khi xâm nhập vào cây chúng vận chuyể n và tích luỹ vào các bộ phận sinh trưởng mạ nh như chồi, đỉnh sinh trưởng, mô phân sinh lóng... Ở đây chúng kích thích sự phân chia tế bào và là m cho các tế bào tăng về kích thước thể tích, cây lớn nhanh, mọc vống, bị cong queo, thành bó mạch, là m các tế bào này

phân chia và tăng về kích thước tạo nên các khối u vít kín bó mạc h, làm cho chức năng

vận chuyể n nước và dinh dưỡng bị phá hoại, cây sẽ héo chết. Nếu nồng độ cao các

thuốc này ức chế sinh trưởng là m cho các cơ quan mới (lá, rễ, cành...) không được hình thành hoặc bị biế n dị đi, cây lùn xấu đi và bị chết.

Một số thuốc khác (DCPA, Dalapon, TCA...) gây bỏng lá, thân và cây bị khô héo.

- Phá hoại quang hợp: thuốc gây cháy bỏng lá, phá hại các cơ qua n quang hợp, đặc biệt ức chế sự tạo thành diệp lục, lá cây bị vàng, héo rũ. 2,4-D rơi trên lá bông làm hàm lượng diệp lục giả m, sự đồng hoá CO2 của cây giả m. Nhiều loại thuốc lạ i ức chế

quá trình quang phôtphorin hoá trong cây là m cho ATP không được hình thành, hoặc ức chế phản ứng quang phân ly nước trong quang phôtphorin hoá không vò ng. 2,4-D, 2M- 4C là m giả m ATP trong ngô từ 10 - 45%.

Đặc biệt các loại thuốc ức chế hoạt động của các me n quang hợp làm đình chỉ

quang hợp của cây, cây vàng héo rồi chết.

- Phá hoại hô hấp: Nhiều loại thuốc ức chế các men hô hấp, kìm hã m sự vận

chuyển điện tử trong các phản ứng oxy hoá khử. DOC kích thíc h cây hô hấp mạnh, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng, tích luỹ chất khô giảm. PCP, PCPNa lại ức chế hấp phụ O2

của cây là m năng lượng dùng trong các quá trình sống.

- Phá hoại cân bằng nước: Thuốc phá vỡ tế bào biểu bì là m cây mất nước, cây bị

héo, bị chết (DCPA rơi trên lá lồ ng vực làm cây khô héo nhanh). Nhiệt độ càng cao,

ẩm độ không khí thấp thì tác hại của thuốc càng nhanh.

là m cho quá trình hút nước của cây bị đình chỉ, cây vẫn thoát hơi nước dẫn tới bị héo.

Ngoài ra thuốc trừ cỏ còn phá hoại quá trình hút và đồng hoá chất dinh dưỡng của cây như 2,4- D ức chế sự hút P và đồng hoá N của cây họ đậu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CANH TÁC HỌC doc (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)