2. Luân canh cây trồng.
2.2. nghĩa và tác dụng của luân canh.
* Ý nghĩa.
- Luân canh là biện pháp kỹ thuật nông nghiệp hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một cơ sở sản xuất dựa trên cơ sở lợi dụng tốt
nhất các điều kiện thiên nhiê n và xã hộ i cụ thể của vùng sản xuất. Chỉ khi có chế độ
luân canh ổn định thì kế hoạch sản xuất mới ổn định và mới đạt được tổng sản lượng
cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác. Tất cả các
biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung
của mình.
Ví dụ: Các chế độ canh tác khác như thuỷ lợi, bón phân, tưới nước làm đất, diệt
trừ cỏ dại... đều căn cứ vào loại cây trồng, giống cây trồng, trình tự luâ n phiê n cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả
chu kỳ luân canh.
Cùng loại cây trồng, hoặc giống cây trồng như ở các vị trí khác nhau trong hệ
thống luân canh thì yêu cầu các biện pháp kỹ thuật về thời vụ, lượng phân bón và cách bón phân, chế độ tưới nước, làm đất, phòng trừ cỏ dại khác nhau.
Ví dụ trong hai hệ thống luân canh:
A: Khoai tây- lúa xuâ n- lúa mùa. B: Bèo dâu- lúa xuân- lúa mùa
Thì lúa xuân sau bèo dâu (B) có yêu cầu về đất và lượng phân bón khác lúa xuân
sau khoai tây (A).
Hoặc trong hai hệ thống luân canh khác:
A: Lúa mùa sớm- khoai tây- lúa xuân. B: Lúa mùa- lúa xuân-cày ải.
Thì lúa múa (A) phải chọn giống mùa sớm để kịp là m cây vụ đông (khoai tây),
còn trường hợp (B) phải cấy mùa chính vụ hoặc muộn để đạt năng suất cao nhất.
Muốn xâ y dựng tốt, chính xác kế hoạch sản xuất ở một vùng hoặc một cơ sở sản
xuất đầu tiên phả i xác định chế độ luâ n canh chính xác. Sau đó mới xây dựng kế hoạch
về vật tư, lao động, kỹ thuật... theo từng cây trồng, giống cây trồng trong hệ thống luân
canh.
- Chế độ luâ n canh chính xác nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồ n tài nguyên thiê n
nhiê n (đất đai, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước sẵn có...) với mức đầu tư tài
nguyên kinh tế nhất định (vốn vật tư, tranh bị, lao động...) để phát triển sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là tổng sản lượng nhằ m ma ng lạ i lợi nhuận cao nhất.
dụng tài nguyên của mô i trường thiên nhiê n. Phát triển một cây là phát triể n những hệ canh tác mà cây đó là một hợp phần chính. Vì vậy, độc canh không có khả năng sử
dụng toàn bộ tài nguyê n thiê n nhiên và là sai lầ m về khoa học.
* Tác dụng của luân canh:
- Điều hoà dinh dưỡng và nước trong đất: Cây trồng hút nước và dinh dưỡng từ đất, qua quá trình trao đổi vật chất đã tổng hợp nên các chất hữu cơ, tích luỹ trong cơ
thể tạo thành các sản phẩ m. Vì vậy, sản phẩ m thu hoạch càng nhiều thì đất mất đi lượng dinh dưỡng càng lớn. Song mỗi loại cây trồng cho số lượng và loại sản phẩm
cũng khác nhau và chúng lấy đi các chất dinh dưỡng từ đất với số lượng từng loại cũng
rất khác nhau.
Rõ ràng số lượng các loại dinh dưỡng do cây lấy đi tuỳ theo từng loại cây và sản lượng thu hoạch. Cho nên trồng độc canh, cây sẽ lấ y đi một số dinh dưỡng nào đó với
một số lượng lớn và các chất đó trở thành yếu tố tối thiể u hạn chế năng suất cây trồng.
Bên cạnh việc lấ y dinh dưỡng từ đất, cây trồng cũng để lại dinh dưỡng cho đất
(bộ phận già, bộ phận con người không thu hoạch). Một số cây (cây bộ đậu) cộng sinh
với vi khuẩn cố định đạm là m cho hà m lượng đạ m trong đất ngà y càng cao, ngược lại
chúng lạ i lấy đi nhiều P, Ca.. và các yếu tố này trở thành yếu tố hạn chế năng suất cây
bộ đậu. Nếu luân canh hợp lý, trồng nhiề u loại cây thì các chất dinh dưỡng lấy đi hoặc để lại đất sẽ trở nên điều hoà, cân đối.
Qua biện pháp bón phân, con người cũng là m giàu thêm dinh dưỡng trong đất.
Các vùng nông nghiệp thường có hai mùa : Mùa mưa và mùa khô vì vậy luân canh cây
trồng cạn với cây trồng nước cũng là biện pháp sử dụng chế độ nước trong đất có hiệu
quả và cũng là biện pháp điều tiết chế độ nước trong đất.
- Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất.
Các loại cây trồng khác nhau do đặc điể m sinh học khác nhau như cây họ đậu có
bộ rễ ăn sâu là m cho đất tơi xốp. Cây lúa sống trong điều kiện ngập nước là m cho đất
dí dẽ, chặt bí. Cây yêu cầu vun xới nhiều như ngô, bông... là m cho đất luôn tơi xốp
thoáng khí. Vì vậy luân canh là m cho tính chất lý học được điều hoà, các đặc tính của đất được cải thiện. Nhiề u loại cây nhất là cây bộ đậu, cây phân xanh có tác dụng bồi dưỡng đất là m cho đất ngày càng mà u mỡ, cần bố trí các cây này trong hệ thống luân
canh.
Ngay một số đất có đặc tính xấu như đất mặn, đất chua, đất phèn... thông qua luân canh (cói bãi-lúa chăm-cói đồng) cũng có tác dụng cải tạo đất.
- Chống xói mòn bảo vệ đất: Những vùng đất dốc thuộc vùng đồi núi thường xó i
mòn nghiê m trọng, độ phì đất giảm nhanh, năng suất cây trồng ngày càng thấp. Nếu
trồng cây hàng nă m đất lại càng dễ bị xó i mòn cho nên chỉ gieo trồng được 2-4 nă m rồi
bỏ hoá để khôi phục độ phì từ 20-30 năm. Ở miền Tây Bắc nước ta hàng nă m đất bị xói
mòn từ 250-400 tấn/ha, do đó năng suất cây trồng giảm rất nhanh.
chuyên tính, tức là thường hại một loại cây trồng. Do đó khi luân canh nhiều loại cây
trồng trong một nă m sẽ là m cho nguồn thức ăn và môi trường sống của sâu bệnh bị gián đoạn dẫn đến chúng sẽ bị tiêu diệt.
Bên canh đó khi tiến hành luâ n canh những loại cây trồng có mô i trường sống
khác nha u cũng là m mật độ sâu bệnh giả m đi rất nhiề u do môi trường sống của chúng
bị thay đổi. Hình thức này thường được tiế n hành khi luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn, ví dụ tại một số vùng vào vụ đông xuân thường tháo cạn nước để trồng
các cây trồng màu và cây công nghiệp, đến vụ mùa thì lại tháo nước vào để cấy lúa.
Sâu bệnh bao gồm nấ m, vi khuẩn và cả trứng sâu tồn tại trong đất khi chuyển từ môi trường cạn sang môi trường ngập nước sẽ bị tiêu diệt.
Ví dụ: Cây họ cà (khoai tây, cà chua, thuộc lá, cà bát...) bị bệnh sương ma i phá
hại nặng. Bào tử nấ m bệnh tồn tại trong đất trong thời gian dài (3 năm hoặc hơn). Nếu
luân canh với lúa, cây lúa không bị bệnh hại, lúa lạ i sống trong điều kiện tưới ngập làm cho bệnh hại giảm nhiều.
Cây lúa luân canh với các cây trồng cạn đều có tác dụng tốt về mặt phòng ngừa
sâu bệnh của cả hai loại cây, ngoài ra còn là m giả m một số bệnh sinh lý của lúa như
nghẹt rễ, yếm khí...
Nhiề u loại cây trồng lại có tác dụng đối kháng với một số sâu bệnh hại cây khác.
Những cây trồng dễ nhiễ m sâu bệnh, những vùng dễ có dịch hại cây trồng, tác
dụng của luân canh cây trồng lại càng rõ rệt.
- Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất: Mỗi loại cây trồng cùng với các
biện pháp kỹ thuật thích hợp đã tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển và hoạt động của một quần thể sinh vật đất phù hợp. Cây trồng cạn phù hợp với các loại vi sinh
vật háo khí hoạt động, có tác dụng là m tăng sự phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Cây
trồng nước lại phù hợp với quần thể vi sinh vật yếm khí thường tạo ra các chất độc cho đất. Cho nên luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước cũng dẫn đến là m thay đổi hệ
vi sinh vật đất.
Một số cây trồng lại có thể tiết ra các chất hữu cơ, hoặc sự phân giả i tàn dư của
cây trồng lại có tác dụng ức chế kìm hã m hoặc kích thích hệ vi sinh vật của cây trồng
khác.
Ví dụ trồng ngô là m tăng sự hoạt động của vi khuẩn cố định đạm hệ rễ cây bộ đậu. Lúa mì ức chế vi khuẩ n cố định đạm yếm khí...
- Tăng năng suất cây trồng và tăng tổng sản lượng nông nghiệp một cách liên tục.
Chế độ luân canh hợp lý đòi hỏi cơ cấu cây trồng ở mỗi vùng phải được nghiên cứu kỹ, nghĩa là thành phần cây trồng được chon lọc và bố trí ăn khớp với điều kiện cụ
thể của vùng, tỷ lệ cây trồng được xác định thoả đáng, từng loại cây trồng được bố trí trên địa bàn rất thích hợp. Tuần tự luân phiên giữa các loại cây trồng cũng được bố trí ăn khớp giữa cây trồng trước và sau, tạo nên một quan hệ hữu cơ, phát huy sự hỗ trợ
cả hệ thống cây trồng trong vùng. Do thành phần cây trồng và sự bố trí địa bàn từng
loại cây thích hợp là m cho đất càng trồng càng tốt, năng suất cây trồng sẽ tăng liên tục. Cơ sở sản lượng của hệ canh tác là sự phát triển của cây trồng. Sự phát triển của
cây trồng phụ thuộc vào điều kiệ n môi trường và công tác quản lý. Sự phát triể n của
cây trồng và năng suất cây trồng có thể coi là kết quả của hai véctơ nhiề u thứ nguyên:
véctơ mô i trường (E) và véctơ quản lý (M). Như vậy năng suất của cây trồng được tính
theo công thức:
Y = f(M, E).
Đối với mỗi vùng tình hình phân phối tài nguyên (chất lượng đất, canh tác, nước,
khả năng giao lưu, tín dụng thị trường) và điều kiện mô i trường không thống nhất. Cho
nên ở mỗi vùng cần xác định chế độ luâ n canh phù hợp. Chế độ luâ n canh phù hợp có
tác dụng nâng cao năng suất từng cây trồng nói riê ng và tổng sản lượng nông nghiệp
nói chung. Bởi vì chế độ luân canh chính xác không những lợi dụng tốt nhất các yếu tố và điều kiện thiên nhiên của mô i trường mà còn phát huy vai trò của các yếu tố quản lý
cây trồng như chọn giống, gieo trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phâ n, là m cỏ
và thu hoạch.
Ví dụ: Ơ nước ta các địa phương đều cho thấy lúa xuân luân canh với cây vụ đông cho năng suất cao và ổn định hơn chỉ cấy ha i vụ lúa (lúa xuân và lúa mùa).
- Điều hoà lao động và sự sử dụng các vật tư kỹ thuật khác: Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thời vụ khẩn trương. Mỗi loại cây trồng đòi hỏ i phải
gieo trồng, chă m sóc trong khoảng thời gian nhất định cho nên lao động, các vật tư
phục vụ nông nghiệp như máy móc, công cụ, phân bón... cũng phải tập trung trong thời
gian ngắn.
Ví dụ cấy hai vụ lúa (xuân và mùa), thời vụ gieo trồng chủ yếu là tháng 2 và
tháng 7 hàng năm, thời vụ thu hoạch là tháng 6 và tháng 11. Trong thời vụ gieo trồng
và thu hoạch rất căng thẳng về lao động và vật tư, kỹ thuật. Song nếu có chế độ luân
canh chính xác, nhiều loại cây trồng được bố trí trong luân canh có thời vụ gieo trồng, chă m sóc và thu hoạch khác nha u là m cho tình trạng lao động và sử dụng vật tư nông
nghiệp được điều hoà trong các tháng. Trong luân canh nếu bố trí nhịp nhàng giữa tăng
vụ chuyển vụ, rải vụ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà lao động cũng như sử
dụng vật tư nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng, năng suất lao động của lao động và các vật tư kỹ thuật.