Khi làm đất, có nhiều công cụ như các loại cày bừa và lưỡi xới... tác động vào đất
với thao tác khác nha u. Nhưng khi là m việc chúng đã gây ra những ảnh hưởng giống nha u đến các tính chất của đất mà chúng ta cần phả i biết tới.
2.1. Độ xốp.
Độ xốp là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với tổng thể tíc h đất. Khi là m đất, các thao tác là m tách đất, cắt đất và là m vỡ đất thành những tảng đất lớn, những cục đất
trung bình, những viên đất và những hạt đất nhỏ hơn. Dẫn đến, giữa chúng có khoảng
cách hình thành những khe hở nhỏ (khe hở mao quả n), khe hở lớn (khe hở phi mao
quản), tạo thà nh độ xốp của đất.
Là m đất có thể là m tăng độ xốp 25 - 50% tuỳ theo thành phần cơ giới và độ vụn đất. Ở các loại đất thịt, qua là m đất, độ xốp tăng nhiều hơn các loại đất cát. Đất có kích
thước trung bình, có độ xốp cao hơn là đất quá lớn hoặc đất quá nhỏ.
Độ xốp này được duy trì bao lâ u còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là tình hình
mưa, độ sâu là m đất, độ vụn đất, kết cấu và độ mùn của đất.
Thời gia n mưa càng dài, cường độ mưa càng lớn thì đất càng mau chặt (độ xốp
giảm nhanh). Độ sâu là m đất càng lớn, độ xốp duy trì càng lâ u. Kíc h thước đất lớn, độ
xốp duy trì lâu hơn kích thước nhỏ. Đất có kết cấu viên bền vững và hà m lượng mùn cao thì độ xốp duy trì lâu hơn.
2.2. Độ ẩm.
Là m đất đã là m thay đổi độ xốp, thay đổi khe hở mao quản và phi mao quản, dẫn đến là m thay đổi chế độ nước của đất.
Quy luật chung về diễn biến độ xốp của đất và khe hở mao quản cho thấy, khi tăng độ xốp đến một mức độ nhất định thì kéo theo sự tăng đồng thời cả khe hở mao
quản và khe hở phi mao quản, đã là m tăng khả năng dữ nước, dẫn nước, thấ m nước của đất. Quá độ xốp trên, khe hở mao quản giả m dần (một số khe hở mao quản đã biến
thành khe hở phi mao quản). Lúc này khả năng chứa nước, dẫn nước giảm đi. Do đó độ ẩm đồng ruộng giả m.
Vì vậy có thể điều tiết chế độ nước theo yêu cầu bằng cách làm tăng thê m độ xốp cho đất hoặc ngược lại thông qua là m đất.
2.3. Khô ng khí.
Khi làm tăng độ xốp, khe hở phi mao quản luôn luôn tăng, tăng nhất là khi khoảng cách khe hở nhỏ tăng lên, khe hở mao quả n biến thành khe hở phi mao quản.
Việc tăng các khe hở lớn là m tăng khả năng chứa khí, thấ m khí của đất, làm tăng các
hoạt động sinh học cần oxy trong không khí. Trong thực tế, do tác động của nhiều yếu
tố, độ xốp của đất giả m dần, hà m lượng không khí trong đất cũng giả m dần. Vì vậy
phải tiến hành làm đất thường xuyên để cung cấp đủ không khí cho các hoạt động sinh
học trong đất.
2.4. Nhiệ t độ.
Trên đất có là m đất, chế độ nhiệt điều hoà hơn. Nhiệt độ đất thay đổi không quá
nha nh, không quá nóng hoặc quá lạnh như đất chặt. Nguyê n nhân của hiệ n tượng này
là do độ xốp tăng, làm cho không khí trong đất tăng, dẫn đến khả năng dẫn nhiệt giả m. Đồng thời khi có tưới nước, đất co lại, là m đất chứa được nhiều nước hơn, tỷ nhiệt của nước cao hơn các hạt khoáng của đất nên đất nóng lên hay lạ nh đi chậ m hơn.
2.5. Vi s inh vật.
Các hoạt động sống cần oxy của không khí để hô hấp và duy trì sự sống, các vi
sinh vật cũng vậy. Việc là m đất của các công cụ, đã là m tăng độ xốp, tăng không khí, tăng độ ẩm nên đã làm tăng vi sinh vật trong đất.
Quá trình là m đất, đặc biệt là quá trình cày đất đã đưa các vi sinh vật ở lớp đất
Là m đất còn có tác dụng cày vùi các xác bã thực vật xuống đất là m thức ăn cho vi
sinh vật phát triển.
2.6. Mùn.
Là m đất đã thúc đẩy quá trình biến đổi chất hữu cơ: quá trình mùn hoá và quá trình khoáng hoá (do thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật). Các quá trình trên, tạo đặc
tính tốt cho đất, có lợi cho sự sinh trưởng của cây và các hoạt động sống trong đất. Để
giữ nguyê n lượng mùn và chất hữu cơ, cần bổ sung thường xuyê n chất hữu cơ vào đất.
Mặt khác, cần tránh quá trình khoáng hoá quá mạnh dẫn tới mất mùn (do là m đất bất
hợp lý: là m đất quá nhiều dẫn đến đất quá xốp, trong điều kiện nhiệt độ cao). Để tránh hiện tượng đó, hiệ n nay ở nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiề u phương pháp để
giảm tần số và cường độ là m đất.
2.7. Kết cấu viên đất.
Các hoạt động cơ học của các công cụ và thao tác là m đất, lực nén của máy kéo
chuyển động khi là m đất, có thể phá vỡ phần nào số lượng kết cấu viên của đất. Việc
phân giải mùn cũng có thể dẫn tới kết cấu viê n của đất giả m đi. Vì vậy người ta phải
nghiên cứu các biệ n pháp là m đất hợp lý đi đôi với tăng cường bón phân hữu cơ để giữ cho đất có kết cấu viên.
2.8. Độ phì.
Ngoài việc cải thiện chế độ nước, không khí có lợi cho sự sống của cây, một tác
dụng quạn trọng cơ bản của là m đất nữa là biến độ phì nhiêu tiề m tàng thành độ phì hữu hiệu.
Là m đất đã là m tăng số lượng vi sinh vật và cường độ hoạt động của chúng, do đó chúng đã phân giả i các chất hữu cơ và vô cơ phức tạp thành muối khoáng để cây trồng
có thể hút được (quá trình khoáng hoá).
Các chất dễ tan còn tích lũy bằng các con đường hoá học như quá trình thủy phân của các chất vô cơ, hữu cơ phức tạp cùng các phản ứng hoá học khác. Sự thay đổi Eh
và pH của là m đất, cũng dẫn đến sự hình thà nh các chất tan được. Sự trương của keo khi hút nước, là m giải phóng vào dung dịch các cation cần thiết cho cây.
Sự tích lũy các chất dinh dưỡng, là m tăng độ phì đất có liê n quan đến là m đất: sự tăng vi sinh vật cố định đạm tự sinh trong đất làm tăng đạm, sự di chuyể n các catio n từ
những lớp đất dưới sâu lên lớp đất cày (kết quả của phơi khô đất).