Ngoại lệ: Trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 63 Công ước Viên 1969: “Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 25 - 26)

ngoại giao hoặc lãnh sự giữa các bên tham gia một điều ước sẽ không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý do điều ước đặt ra giữa các bên đó, trừ khi trong một mức độ nhất định, sự tồn tại của quan hệ ngoại giao và lãnh sự là không thể thiếu cho việc thi hành điều ước”.

- Ý nghĩa:

+ Là một trong các nguyên tắc cơ bản của LQT nói chung và LĐƯQT nói riêng.

+ Vừa là nguyên tắc của luật quốc tế vừa là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể của luật quốc tế (bên tham gia điều ước).

Chủ thể của luật điều ước quốc tế là đối tượng tham gia vào các hoạt động ký kết, gia nhập điều ước quốc tế.

4.1. Các quốc gia

- Quốc gia là chủ thể của luật quốc tế và có các quyền năng pháp lý được pháp luật quốc tế quy định, trong đó có quyền tham gia vào quá trình xây dựng hoặc gia nhập các điều ước quốc tế 🡪 Thông qua đó quốc gia tham gia vào quá trình lập pháp của luật quốc tế.

- Trong những trường hợp đặc biệt, quốc gia có thể ủy quyền cho một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế khác thực hiện thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế thay mình.

Ví dụ, Hiệp ước về Liên minh thuế quan Thụy Sĩ – Líchtenxtên 1923 ghi nhận Thụy Sĩ sẽ ký các điều ước nhân danh Líchtenxtên, hoặc trong một số trường hợp Cộng đồng châu Âu có thể thay mặt các quốc gia thành viên ký kết một số điều ước nhất định Quốc gia được ủy quyền bao giờ

cũng phải sự được chấp thuận, đồng ý của quốc gia ủy quyền.

4.2. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ

- Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của các tổ chức quốc tế liên chính phủ là một điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thành viên của tổ chức đó.

- Quyền năng của các TCQTLCP (bao gồm cả quyền ký kết, tham gia điều ước) dựa trên điều lệ, hiến chương, quy chế thành lập nên tổ chức đó quyết định Các TCQT tiến hành ký kết các

điều ước quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể luật quốc tế của mình.

- TCQT có thể ký kết các điều ước quốc tế với các quốc gia, kể cả quốc gia trong và ngoài thành viên tổ chức đó. Ví dụ điều ước quốc tế về thuê trụ sở, các điều ước về tín dụng giữa tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên.

- Giữa các tổ chức quốc tế cũng ký kết điều ước quốc tế với nhau nhằm phối hợp, tăng cường hoạt động để giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế. Ví dụ, điều ước quốc tế được ký kết giữa Liên hợp quốc với các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như ICAO, ILO, IMO.

4.3. Các thực thể khác của luật quốc tế

- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, với những quyền năng chủ thể của mình, trong nửa cuối thế kỷ XX đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của hòa bình và an ninh quốc tế trên phạm vi thế giới, khu vực. Nhiều điều ước quốc tế mang tính chất chính trị quốc tế được các thực thể này ký kết hoặc gia nhập. Ví dụ: Luật nhân đạo quốc tế 1949, Công ước Viên 1969, UNCLOS 1982.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w