MỐI QUAN HỆ GIỮA QUỐC GIA VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 42 - 44)

1. Khái niệm

- Người nước ngoài là công dân nước ngoài đang sinh sống , cư trú trên lãnh thổ nước sở tại (người có quốc tịch nước ngoài) – NH.

2. Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài

2.1. Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT – National treatment)

- Thường được áp dụng cho người nước ngoài có thời gian cư trú tương đối ổn định, lâu dài ở nước sở tại.

- Quốc gia sẽ dành chế độ đối xử cho người nước ngoài đang hiện diện trên đất nước mình được hưởng các quyền như công dân nước sở tại (quyền dân sự, kinh tế, văn hóa).

- Tuy nhiên quyền của người nước ngoài được hưởng không hoàn toàn ngang bằng với công dân nước sở tại bị hạn chế một số quyền nhất định vì lý do an ninh, lợi ích quốc gia.

🡪 Bình đẳng giữa công dân với người nước ngoài đang hiện diện trên nước mình.

2.2. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation)

- Thường được ghi nhận trong pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đấu tư và hàng hải.

- Một nước dành cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền và ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đã, đang hoặc sẽ được hưởng trong tương lai.

- Bản chất là sự ưu đãi tương tự, giống nhau giữa các quốc gia trong mối liên hệ với quốc gia chủ nhà.

- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài chỉ được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc khi các bên có thỏa thuận mà không phải là chế độ phổ cập đương nhiên.

🡪 Bình đẳng giữa người nước ngoài với nhau.

2.3. Chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho người nước ngoài

- Thường được áp dụng trong quan hệ ngoại giao, lãnh sự và dành cho những người mang thân phận ngoại giao trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia.

- Người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt và miễn trừ mà chính công dân của nước sở tại cũng không được hưởng Tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người đó thực hiện tốt

nhất chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Cá nhân nước ngoài vẫn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia sở tại đồng thời không mất đi quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia mà họ là công dân.

2.4. Cư trú chính trị

- Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại.

- Người được cư trú chính trị được hưởng quyền như công dân nước cho cư trú và quyền không bị trục xuất, dẫn độ.

- Tị nạn lãnh thổ: Một người chạy trốn từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia khác xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Tị nạn ngoại giao: Một người đang cư trú tại một nước nhưng xin vào trốn tránh tại trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại quốc gia sở tại đó.

- Đối tượng không được hưởng quyền cư trú chính trị:

+ Những cá nhân là tội phạm quốc tế (Quy chế Rome 1998 về thành lập ICC).

+ Những cá nhân là TP hình sự đã thực hiện các hành vi phạm tội mang tính chất quốc tế. + Những cá nhân là tội phạm có thể bị dẫn độ.

+ Những cá nhân thực hiện các hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

Vấn đề 5. LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM LÃNH THỔ

Lãnh thổ là toàn bộ trái đất bao gồm các bộ phận cấu thành là vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất và khoảng không vũ trụ.

Phân loại

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w