- Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới.
- Quy chế giải quyết tranh chấp.
Vấn đề 6. LUẬT BIỂN QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm
- Định nghĩa: Luật biển quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, được
thiết lập bởi các quốc gia, trên cơ sở thỏa thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập quán nhằm điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển và các hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ môi trường biển cũng như quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực này.
- Đối tượng điều chỉnh:
+ Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia có biển và không có biển. + Mối quan hệ giữa các quốc gia này trên các vùng biển khác nhau.
- Chủ thể: Các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quan đến biển).- Nguồn: - Nguồn:
+ Nguồn lịch sử:
. Văn kiện phân chia biển Inter Cotera của Giáo hoàng Alexander VI.
. Học thuyết biển đóng (làm cho giao thương quốc tế khó khăn, bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán), học thuyết biển mở (tài nguyên chung tất cả các quốc gia được sử dụng, khó khăn trong bảo vệ quyền tài phán, bảo đảm an ninh cho quốc gia ven biển).
+ Nguồn hiện đại:
. Các tuyên bố đơn phương của các quốc gia. . Các phán quyết của ICJ.
. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc. . Các văn kiện của các hội nghị pháp điển hóa.
● Nguyên tắc tự do biển cả
- Mare Liberum, Điều 87 UNCLOS.
- Biển cả phải để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không.
- Tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do nhưng phải thừa nhận và tính đến lợi ích của các quốc gia khác.
- Gồm:
+ Tự do hàng hải.
+ Tự do đánh bắt hải sản.
+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. + Tự do hàng không.
+ Tự do nghiên cứu khoa học biển.
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép.
● Nguyên tắc đất thống trị biển
- Học thuyết Res Mullius, Điều 2 UNCLOS.
- Lãnh thổ là điều kiện tiên quyết để mở rộng chủ quyền của quốc gia ra vùng lãnh hải và vùng biển khác.
- Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liến, gọi là lãnh hải.
🡪 Việc mở rộng có giới hạn.
● Nguyên tắc di sản chung của loài người
- Là nguyên tắc đặc thù của luật biển, áp dụng cho vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển (Vùng).
- Quy định vùng biển này là của chung, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ quốc gia hay tổ chức quốc tế nào.
- Không một quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở Vùng. - Không chiếm đoạt bất cứ phần nào của Vùng.
- Hoạt động ở Vùng được tiến hành vì lợi ích chung của loài người với mục đích hòa bình.
- Toàn thể loài người mà cơ quan quyền lực quốc tế là đại diện có thẩm quyền tổ chức khai thác, quản lý, kiểm soát việc thực hiện các quyền đối với tài nguyên ở Vùng.
● Nguyên tắc công bằng
- Hình thành và phát triển cùng với việc phân định thềm lục địa và các vùng biển giữa các quốc gia láng giềng, đánh dấu bằng sự ra đời của CƯ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp.
- Không phân biệt đối xử dựa trên vị trí và địa lý giữa các quốc gia. Các quốc gia có biển hay không đều có quyền sử dụng biện pháp phù hợp với luật quốc tế.
SƠ ĐỒ PHÂN ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN CỦA QUỐC GIA VEN BIỂN