Thuyết thẩm quyền: Lãnh thổ quốc gia chỉ là sự tồn tại về mặt vật chất còn chủ quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 46 - 50)

không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới lãnh thổ thừa nhận một tổng thể quyền lực của

quốc gia sở tại và quốc gia khác có công dân nước sở tại ở đó.

🡪 Bất hợp lý, không phù hợp với bản chất, nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

2.2. Nội dung của chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

Phương diện vật chất

Lãnh thổ quốc gia là cơ sở, nền tảng vật chất, là tiền đề cho một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển.

- Lãnh thổ quốc gia thuộc quyền sở hữu của quốc gia, chỉ có quốc gia có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng.

- Mọi sự định đoạt các vấn đề pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia trên cơ sở tôn trọng lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng dân cư trên lãnh thổ đó (NT dân tộc tự quyết).

Phương diện quyền lực

Quyền lực quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia – quốc gia có quyền tối cao với mọi cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ quốc gia.

- Hoạt động của hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Quốc gia có quyền thực hiện mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không bị pháp luật quốc tế cấm.

- Các quốc gia và tổ chức quốc tế khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quốc gia, không có quyền chia sẻ, áp đặt quyền lực của mình trên lãnh thổ quốc gia khác.

2.3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

Là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia nhằm thiết lập, điều chỉnh chế độ pháp lý, khai thác, sử dụng, bảo về và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia.

Nội dung:

- Quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ; - Quyết định đường lối phát triển đất nước;

- Thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;

- Quốc gia có quyền khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nằm trong biên giới quốc gia như tài nguyên vùng lòng đất, tài nguyên đất, nước, không khí…

- Quốc gia thực hiện quyền lực của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn, trên cơ sở tôn trọng lợi ích cộng đồng dân cư trên vùng lãnh thổ .

- Thiết lập hay tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, thực hiện mọi quyền hạn phù hợp với những nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.

- Quốc gia hoàn toàn độc lập trong việc tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể.

3. Thụ đắc lãnh thổ3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm

Thụ đắc lãnh thổ là việc một quốc gia mở rộng ranh giới địa lý của chủ quyền quốc gia ra một lãnh thổ mới.

3.2. Các nguyên tắc

Các quy phạm mệnh lệnh (jus cogens) trong luật quốc tế

- Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. - Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Nguyên tắc dân tộc tự quyết.

Các nguyên tắc cụ thể

- Nguyên tắc chiếm hữu thực sự.

- Nguyên tắc uti possidetis (nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ)

+ Được xây dựng vào thế kỷ XIX khi thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thuộc địa hóa Nam Mỹ, được kế thừa và phát triển bởi Liên hiệp châu Phi khi các nước thuộc địa châu Phi mới giành độc lập.

+ Quốc gia thuộc địa mới giành độc lập sẽ có biên giới lãnh thổ quốc gia mới, đó chính là biên giới của lãnh thổ quốc gia thuộc địa trước đó.

🡪 Nguyên tắc này đảm bảo tính ổn định và tính chắc chắn của quá trình phi thuộc địa hóa và ngăn ngừa tranh chấp lãnh thổ của các nước thuộc địa mới giành được độc lập

Các nguyên tắc công nhận, không phản ứng, estopel

- Nguyên tắc công nhận

+ Công nhận trong luật quốc tế là một hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia chấp nhận một tình huống thực tế hoặc một tình huống pháp lý.

+ Công nhận trong các vấn về lãnh thổ gồm công nhận biên giới và công nhận danh nghĩa chủ quyền một vùng lãnh thổ. Công nhận có thể do quốc gia chung đường biên giới hoặc cùng yêu sách đối với cùng một lãnh thổ do bên thứ ba tiến hành.

- Nguyên tắc không phản ứng

+ Không phản ứng là một việc một quốc gia giữ im lặng trong trường hợp chính quốc gia đó là chủ thể bị xâm phạm quyền.

+ Không phản ứng chỉ có hiệu lực khi quốc gia không phản ứng ý thức được đầy đủ rằng quyền của mình bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm thì mới được coi là sự chấp nhận quyền của bên kia hoặc sự từ bỏ quyền của mình.

- Nguyên tắc estoppel

+ Estoppel là quy tắc về bằng chứng, một cá nhân không được phép phủ nhận sự thật về điều mà trước đây người này đã tuyên bố hoặc về những sự kiện mà người này cho là có thật.

+ Lời tuyên bố hoặc hành động phải do người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu một cách minh bạch;

+ Quốc gia khiếu nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;

+ Quốc gia khiếu nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.

3.3. Các phương thức thụ đắc lãnh thổ

3.3.1. Xâm lược

Theo Nghị quyết 3314 năm 1974 của Đại hội đồng LHQ về Xâm lược: “Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương LHQ của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của một liên minh các quốc gia khác”.

Trước khi Hiến chương LHQ có hiệu lực, việc sử dụng vũ lực và xâm lược về cơ bản là không trái với luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đe doạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ giữa các nước, việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bằng hành động vũ trang bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm lược hiện nay đã hoàn toàn bị bác bỏ.

3.3.2. Tác động của tự nhiên

- Một vùng lãnh thổ mới xuất hiện theo tiến trình vận động của tự nhiên trong phạm vi lãnh thổ hiện có của một quốc gia quốc gia đó có quyền xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ

mới hình thành này. Ví dụ như việc xuất hiện hòn đảo trong lãnh hải, nội thủy do núi lửa phun trào hay bồi đắp của hải lưu.

- Một số hòn đảo mới xuất hiện do núi lửa phun trào dưới biển như đảo Niijima của Nhật Bản xuất hiện năm 2013, hay đảo Hunga Ha’apai của Tonga được mở rộng năm 2015.

3.3.4. Xác lập lãnh thổ theo thời hiệu

- Là quá trình thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình trong một thời gian dài và không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào khác đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc chưa thuộc về một quốc gia nào khác do đang còn bị tranh chấp và rất khó để xác định cùng lãnh thổ đó thuộc về một quốc gia nào hay chưa.

🡪 Đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, luật pháp và thực tiễn quốc tế chưa có quy định về thời hạn chung cho các trường hợp xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu.

3.3.5. Xác lập lãnh thổ bằng sự chuyển nhượng tự nguyện

- Là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng cách chuyển giao một cách tự nguyện, hòa bình chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác.

- Hình thức chuyển nhượng thông thường được hợp thức thông qua các điều khoản của một điều ước được ký kết giữa hai quốc gia liên quan mà trong đó miêu tả rõ ràng về vùng đất được chuyển nhượng cũng như các điều kiện để việc chuyển nhượng được hoàn thành.

🡪 Quốc gia chuyển nhượng sẽ chấm dứt mọi thẩm quyền đối với phần lãnh thổ được chuyển giao. Quốc gia được chuyển giao phần lãnh thổ đó sẽ có danh nghĩa hợp pháp.

- Ví dụ: Nga chuyển nhượng Alaska cho Mỹ năm 1867 với số vàng trị giá 7,2 triệu đô la. Tây Ban Nha chuyển nhượng Porto Rico, đảo Guam và Philippines cho Mỹ sau khi thua trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha năm 1898.

Việt Nam: Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 nhượng ba tỉnh Đông Nam Kỳ; Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 nhượng sáu tỉnh Nam Kỳ; Hòa ước Quý Mùi năm 1883 chuyển nhượng Bình Thuận.

3.3.6. Xác lập lãnh thổ theo sự chiếm hữu

Thuyết chiếm hữu danh nghĩa

- Xuất hiện vào thế kỷ XVI và áp dụng đến cuối XVII.

- Khi một quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ và trên đó để lại các dấu hiệu của quốc gia mình mà không cần tiến hành các hoạt động thực tế để duy trì chủ quyền của mình vùng

lãnh thổ đó thuộc chủ quyền quốc gia. 🡪 Bất hợp lý:

- Việc phát hiện và lưu lại các chứng cứ chứng minh không phải lúc nào cũng được bảo tồn qua thời gian.

- Chỉ phù hợp với những vùng lãnh thổ không quá lớn.

- Hạn chế của thông tin liên lạc nhiều quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với cùng

một vùng lãnh thổ mới.

Thuyết chiếm hữu thực sự

- Đối tượng: lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi.

+ Lãnh thổ vô chủ: Không có người sinh sống và không thuộc sở hữu của một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia thực hiện việc chiếm hữu. Hiện nay có phần lớn lãnh thổ Nam Cực được coi là lãnh thổ vô chủ theo HƯ Nam Cực 1959, tuy nhiên Hoa Kỳ và Liên bang Nga – hai thành viên của Hiệp ước vẫn bảo lưu quyền thực hiện thụ đắc lãnh thổ ở Nam Cực.

+ Lãnh thổ bị bỏ rơi là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ đó 🡪 Không còn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia, không còn duy trì đời sống dân cư trên đó, xóa bỏ các thiết chế quản lý và dừng các hoạt động bảo vệ công dân và chủ quyền.

- Việc chiếm hữu phải hợp pháp Đúng đối tượng và bằng biện pháp hòa bình.

- Quốc gia phải có sự chiếm cứ thực sự. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó như thiết lập bộ máy quản lý, đưa vào bản đồ quốc gia, đưa dân cư lên sinh sống…

- Việc chiếm cứ phải nhằm mục đích xác lập một danh nghĩa chủ quyền đối với lãnh thổ. Quốc gia phát hiện ra vùng lãnh thổ vô chủ hoặc bị bỏ rơi mà không có hành vi khẳng định chủ quyền thì việc phát hiện này chỉ tạo nên một danh nghĩa ban đầu mang tính biểu tượng quốc gia phải tiến

hành các hoạt động trên thực tế để xác lập danh nghĩa chủ quyền thực thụ.

- Việc chiếm hữu và xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mới phải xuất phát từ hành động của nhà nước, phải được thực hiện công khai và được dư luận đương thời chấp nhận.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w