1. Khái niệm
- Là việc cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan, căn cứ vào các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
- Thực hiện một hoặc một số hoạt động về trao đổi thông tin, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập nhân chứng, thu thập hoặc cung cấp chứng cứ, truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
- Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài.
2. Dẫn độ2.1. Khái niệm 2.1. Khái niệm
Quốc gia yêu cầu dẫn độ, dựa trên pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu (bỏ trốn sang quốc gia được yêu cầu) Quốc gia yêu cầu tiến hành
truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án đối với người đó.
2.2. Đặc điểm
- Là hình thức tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
- Hình thức hợp tác được tiến hành giữa các quốc gia Sự giúp đỡ lẫn nhau trong việc
giải quyết thỏa đáng các vấn đề tư pháp mà các bên quan tâm.
- Yêu cầu dẫn độ là cơ sở để nước được yêu cầu chuyển giao người có hành vi phạm tội và phải phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu.
🡪 Căn cứ phát sinh quan hệ dẫn độ.
- Mục đích là nhằm truy cứu TNHS hoặc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật… - Tuân thủ nguyên tắc chung của luật quốc tế và nguyên tắc riêng của dẫn độ.
2.3. Các nguyên tắc pháp lý chủ yếu về dẫn độ
● Nguyên tắc có đi có lại
Quốc gia này được yêu cầu dẫn độ một người cho quốc gia kia thì quốc gia này sẽ đáp ứng yêu cầu dẫn độ đó <–> quốc gia được yêu cầu có cơ sở chắc chắn rằng trong trường hợp tương tự ở tương lại quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ sẽ đáp ứng yêu cầu của mình.
● Nguyên tắc tội phạm kép
Một người chỉ có thể bị dẫn độ khi hành vi của người đó đều bị coi là hành vi phạm tội và cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự của quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu.
Quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia nước ngoài nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình.
● Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị
Vấn đề 9. GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH TRANH CHẤP QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa
Tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau.
● Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
- Không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, dẫn đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý.
- Sự không thỏa thuận được với nhau về quyền giữa các chủ thể luật quốc tế.
● Phân biệt tranh chấp quốc tế - tình thế
Tranh chấp quốc tế Tình thế
- Liên quan trực tiếp đến các chủ thể LQT, đối tượng tranh chấp được xác định cụ thể. - Thường mang tính pháp lý (liên quan đến vấn đề biên giới, lãnh thổ, kinh tế).
- Gắn với lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp của các bên trong tranh chấp QT.
- Thường không xác định rõ chủ thể, lập trường, quan điểm, đối tượng của tranh chấp.
- Là tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng đối đầu giữa các bên, có thể kéo dài và có nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khả năng đe dọa hòa bình an ninh quốc tế.
- Thiên về chính trị. Thường liên hệ đến lợi ích chung của khu vực hoặc cộng đồng quốc tế.
🡪 Tình thế quốc tế có thể là sự khởi đầu, không giải quyết dứt điểm có thể dẫn đến tranh chấp quốc tế.
Một sự kiện quốc tế có thể làm xuất hiện tình thế quốc tế và phát sinh tranh chấp quốc tế.
Việc xác định vấn đề nào là tranh chấp quốc tế hoặc tình thế quốc tế thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
2. Đặc điểm
- Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của luật quốc tế.
- Nội dung: Quan hệ quốc tế phát sinh tranh chấp là quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế (phân biệt quan hệ điều chỉnh của pháp luật quốc gia và tư pháp quốc tế).
- Đối tượng của tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh trong đời sống quốc tế, bao gồm: lãnh thổ, biên giới quốc gia, nội dung của điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, tư cách thành viên của tổ chức quốc tế và sự kiện pháp lý quốc tế.
- Luật áp dụng: tranh chấp quốc tế được giải quyết thông qua con đường quốc tế, không phải thông qua con đường quốc gia áp dụng luật quốc tế.
3. Phân loại tranh chấp quốc tế
- Căn cứ số lượng của các bên tham gia trong tranh chấp quốc tế: + Tranh chấp song phương.
+ Tranh chấp đa phương: khu vực – toàn cầu. - Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:
+ Tranh chấp có tính chính trị: những tranh chấp giữa các bên liên quan đến các yêu cầu đòi hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành gắn liền với quyền và nghĩa vụ của các bên hữu quan (biên giới và lãnh thổ rất dễ gây ra nguy hiểm cho nền hòa bình và an ninh quốc tế).
+ Tranh chấp có tính pháp lý: tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên thể hiện trong các điều ước quốc tế hay các tập quán quốc tế (thường liên quan đến vấn đề giải thích và áp dụng các điều ước quốc tế).
Về nguyên tắc, tòa án quốc tế không giải quyết các tranh chấp chính trị, bởi vậy các quốc gia phải sử dụng các tổ chức trọng tài quốc tế hay các biện pháp hòa bình khác.
- Căn cứ vào tư cách chủ thể hay quyền năng chủ thể luật quốc tế: + Tranh chấp giữa các quốc gia.
+ Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế.
+ Tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ.
+ Khác (Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc – Đài Loan, Việt Nam – Đài Loan về chủ quyền quần đảo Trường Sa, Palestin – Isarel…)
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế: + Tranh chấp ngoại giao.
+ Biên giới, lãnh thổ.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Do chính các chủ thể quyết định, trong đó chủ thể giải quyết chủ yếu chính là các bên tranh chấp.
- Các cơ quan tài phán quốc tế: Tòa án quốc tế,trọng tài quốc tế.
- Các cơ quan của các tổ chức quốc tế liên chính phủ khu vực và toàn cầu.
- Lưu ý: Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn cơ quan tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là các phương tiện, cách thức mà các chủ thể luật quốc tế có nghĩa vụ phải sử dụng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở các nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế để duy trì hòa bình an ninh quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Cơ sở pháp lý: Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc.
6. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế6.1. Nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế 6.1. Nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
- Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp chỉ bằng phương pháp hòa bình (Điều 2, 3 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố ngày 24/10/1970 (Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc).
- Các quốc gia giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
6.2. Tự do lựa chọn phương thức giải quyết các tranh chấp quốc tế và giới hạn tự do lựa chọn
- Các quốc gia có quyền lựa chọn những phương pháp hào bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án hay thông qua các tổ chức hoặc hiệp định khu vực hoặc bằng những phương pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn (Điều 33)
7. Vai trò của luật quốc tế hiện đại đối với các tranh chấp quốc tế
- Là công cụ xác định nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế;
- Đảm bảo quyền tự do của các bên tranh chấp lựa chọn những biện pháp hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp quốc tế.
- Xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
🡪 Nguồn luật liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế
- Hiến chương Liên hợp quốc.
- Quy chế Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc.
- Công ước Lahay số 1 về giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức hoà bình ngày 18/10/1907 không mang tính rằng buộc.
- Các điều ước quốc tế song phương hay đa phương về giải quyết tranh chấp (và các văn bản phụ lục đính kèm).
8. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quốc tế
- Thông qua việc giải quyết tranh chấp, quyền lợi hợp pháp là đối tượng của vụ việc tranh chấp sẽ được khẳng định và đảm bảo, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn.
- Góp phần thúc đẩy việc thực thi luật quốc tế. Tranh chấp được giải quyết nhanh chóng , hiệu quả sẽ chấm dứt tình trạng vi phạm và khôi phục lại trật tự quan hệ quốc tế.
- Góp phần nâng cao chất lượng các quy phạm hiện hành của luật quốc tế và hình thành các quy phạm mới của luật quốc tế.