CÁC VÙNG BIỂN KHÔNG THUỘC QUYỀN TÀI PHÁN CỦA QUỐC GIA 1 Biển cả

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 62 - 63)

1. Biển cả

- Điều 86 UNCLOS: Biển cả là những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.

- Các quốc gia có quyền tự do biển cả, biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển, gồm:

+ Tự do hàng hải. + Tự do hàng không.

+ Tự do đặt dây cáp hoặc ống dẫn ngầm.

+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được luật quốc tế cho phép. + Tự do đánh bắt hải sản.

+ Tự do nghiên cứu khoa học.

🡪 Tuân thủ các quy định của UNCLOS, tôn trọng và lưu ý lợi ích của cộng đồng quốc tế cũng như việc thực hiện quyền của quốc gia khác.

- Các quốc gia không được xác lập chủ quyền tại biển cả.

- Các quốc gia phải hợp tác thực thi nghĩa vụ chung: trấn áp cướp biển, trấn an việc phát sóng trái phép, chống việc buôn bán ma túy, chống việc chuyên chở nô lệ.

2. Vùng

Khoản 1 Điều 1 UNCLOS: Vùng là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia xác định bắt đầu từ ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý.

Chế độ pháp lý

- Điều 136 UNCLOS: Vùng và tài nguyên ở Vùng là di sản chung của loài người. Tài nguyên ở Vùng được hiểu là tất cả tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí, in situ, trong Vùng, nằm ở đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển này, kể cả các khối đá kim (Khoản a Điều 133 UNCLOS)

- Các quốc gia đều có quyền với Vùng và tài nguyên của Vùng Không một quốc gia

nào được thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của Vùng hoặc đối với tài nguyên của Vùng.

- Vùng và tài nguyên của Vùng không thể là đối tượng của hành vi chiếm hữu.

- Điều 141 UNCLOS: Vùng được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển, sử dụng vào mục đích hòa bình, không phân biệt đối xử và không phương hại đến các quy định khác của Công ước.

- Mọi hoạt động trong Vùng đều tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w