BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 50 - 52)

1. Khái niệm

Biên giới quốc gia là ranh giới để phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác hoặc với các vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền Thường được xác định là đường và mặt

thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, vùng lòng đất, vùng trời và vùng biển.

Biên giới quốc gia trên bộ

- Là đường giới hạn phần đất của quốc gia này với quốc gia khác. Tùy thuộc vào địa hình mỗi quốc gia, BGQG trên bộ có thể được xác định trên đất liền, đảo, sông, biển nội địa…

- Về nguyên tắc, các quốc gia tự thỏa thuận với nhau để xác định biên giới QG trên bộ.

Biên giới quốc gia trên biển

Là ranh giới phân định lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia có quyền chủ quyền (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) hoặc phân định nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

- Một phần là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và đường biên giới quốc gia trên biển lên không trung.

- Một phần là biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia với khoảng không vũ trụ phía trên.

Biên giới quốc gia lòng đất

- Là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên trên đất liền và đường biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

- Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất.

2. Xác định biên giới quốc gia

2.1. Xác định biên giới quốc gia trên bộ

Hoạch định biên giới quốc gia

- Nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới được thể hiện trong các ĐƯQT của các quốc gia hữu quan.

- Yêu cầu: xác định được nguyên tắc làm cơ sở xác định biên giới và các điểm lựa chọn để xác định hướng đi của biên giới cho rõ ràng.

- Nguyên tắc chung:

+ Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (tọa độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi).

+ Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định:

. Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông.

. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới được xác định theo giữa sông, suối đó. Sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.

Phân giới và cắm mốc thực địa

- Giai đoạn thực địa hóa, đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản, bản đồ ra thực địa, cố định bằng mốc quốc giới.

- Các bên hữu quan thường thỏa thuận thành lập ủy ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới

+ Tiến hành phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước. + Dự kiến vị trí các mốc quốc giới, tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.

+ Lập bản đồ quốc giới giữa các quốc gia hữu quan trong đó ghi rõ vị trí các mốc giới. + Soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới và cắm mốc thực địa.

- Vạch đường để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền.

- Trường hợp quốc gia có vùng biển kề nhau hoặc đối diện nhau thì đường biên giới được phân định trong hiệp định theo phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến nếu các bên không có thỏa thuận khác.

3. Quy chế pháp lý biên giới quốc gia

- Cơ sở pháp lý: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia. - Xác lập nguyên tắc, quy định chung về biên giới quốc gia. - Quy chế qua lại, sử dụng nguồn nước, khai thác tài nguyên… - Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới.

- Quy chế giải quyết tranh chấp.

Vấn đề 6. LUẬT BIỂN QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Khái niệm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w