CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUỐC TỊCH 1 Khái niệm quốc tịch

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 36 - 41)

1. Khái niệm quốc tịch

Định nghĩa

- Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân (được pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo đảm thực hiện).

- Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam (Luật

Đặc điểm

- Tính bền vững và ổn định về không gian và thời gian (suốt đời). - Tính cá nhân: Mối quan hệ giữa quốc gia nhất định và cá nhân cụ thể. - Tính hai chiều: tác động qua lại giữa quốc gia và công dân.

2. Nguyên tắc và cách thức xác lập quốc tịch2.1. Xác lập quốc tịch do sự kiện sinh đẻ 2.1. Xác lập quốc tịch do sự kiện sinh đẻ

Công dân mặc nhiên mang quốc tịch của một quốc gia khi công dân đó được sinh ra. Từ thực tiễn xác lập quốc tịch do sinh đẻ, hình thành các nguyên tắc:

- Nguyên tắc huyết thống (Jus Sanguinis): Trẻ em sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ mà không phụ thuộc vào nơi sinh Hạn chế tình trạng người nhiều quốc tịch, phát sinh tình trạng người

không quốc tịch.

- Nguyên tắc nơi sinh (Jus Soli): Trẻ em sinh ra ở nước nào sẽ có quốc tịch nước đó không phụ thuộc vào quốc tịch cha mẹ Hạn chế tình trạng người không quốc tịch, phát sinh tình trạng

người nhiều quốc tịch.

- Nguyên tắc hỗn hợp: Áp dụng đồng thời nguyên tắc huyết thống và nơi sinh Mọi

người sinh ra đều có quốc tịch, phát sinh tình trạng người nhiều quốc tịch.

2.2. Xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

- Áp dụng trong trường hợp một người đang có quốc tịch một quốc gia khác nhưng muốn thay đổi quốc tịch đó hoặc một người không quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào và muốn nhận quốc tịch của quốc gia xin gia nhập.

Các trường hợp xác lập quốc tịch theo sự gia nhập

- Xin nhập tịch Phổ biến nhất, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, cá nhân người đó thông

qua đơn xin nhập quốc tịch Phát sinh quan hệ pháp luật giữa cá nhân với quốc gia xin nhập

tịch, cá nhân quốc gia mà người đó đang là công dân. - Do kết hôn với người nước ngoài.

- Do được nhận làm con nuôi.

Điều kiện

- Về độ tuổi: Các quốc gia thường yêu cầu người xin nhập quốc tịch phải từ 18 tuổi trở lên

🡪 Đảm bảo việc xin gia nhập quốc tịch là hoàn toàn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của cá nhân. PL quốc gia cũng quy định trường hợp xin nhập quốc tịch của người chưa thành niên.

- Về khả năng ngôn ngữ: Điều kiện cứng. Người muốn xin nhập quốc tịch phải biệt quốc ngữ của quốc gia xin nhập tịch. Ngoài ra pháp luật các quốc gia còn quy định về những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị… Đảm bảo cho người xin nhập tịch được hưởng các quyền và thực

- Về thời gian cư trú: Thường là từ 3 đến 5 năm. Ở mỗi quốc gia còn quy định các điều kiện kèm theo tùy trường hợp. Ví dụ để được nhận quốc tịch Mỹ phải hiện diện tại Mỹ ít nhất 30 tháng trong 5 năm hoặc 18 tháng trong 3 năm nếu kết hôn và chung sống với công dân Mỹ.

- Về nhân thân: Người có đạo đức, tư cách tốt, chấp nhận và tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia xin nhập tịch. Ví dụ Luật quốc tịch Việt Nam yêu cầu người xin nhập tịch phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

- Về điều kiện sinh sống: Đáp ứng các điều kiện về tài chính, về tư tưởng chính trị, về việc từ bỏ quốc tịch hiện tại… phù thuộc vào từng quốc gia.

Ngoại lệ (không cần đáp ứng đầy đủ điều kiện)

Ví dụ Luật quốc tịch Việt Nam:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN. - Có lợi cho Nhà nước CHXHCNVN.

2.3. Xác lập quốc tịch theo sự lựa chọn

- Quyền của công dân được lựa chọn cho mình một quốc tịch (giữ quốc tịch cũ hoặc chọn quốc tịch mới).

Các trường hợp

- Khi có sự chuyển dịch một bộ phận lãnh thổ quốc gia cho quốc gia khác, công dân đang thường trú trên lãnh thổ bị chuyển dịch có quyền lựa chọn quốc tịch. Ví dụ Hồng Kông có quyền lựa chọn quốc tịch Anh hoặc TQ.

- Sự thỏa thuận của Chính phủ 2 nước di dân từ quốc gia này sang quốc gia khác. - Hồi hương.

2.4. Xác lập quốc tịch theo sự phục hồi

- Việc một người được khôi phục lại QT cũ khi bị mất quốc tịch vì những lý do hợp pháp.

Các trường hợp

- Người đã mất QT do kết hôn với người nước ngoài, nay ly hôn và muốn quay lại QT cũ. - Đã thôi quốc tịch cũ để sinh sống, định cư ở nước ngoài nay trở về tổ quốc.

- Khi được nhận làm con nuôi mang QT của bố mẹ nuôi, nay muốn trở lại quốc tịch cũ.

Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 23 LQTVN)

- Xin hồi hương về Việt Nam;

- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

🡪 Có đơn xin trở lại quốc tịch VN.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.5. Hưởng quốc tịch do thưởng quốc tịch

Một quốc gia công nhận một người nước ngoài là công dân nước mình do người đó đã có công lao to lớn với quốc gia mình hoặc với nhân loại nhưng phải được sự đồng ý của người được thưởng quốc tịch � Công dân danh dự hoặc công dân thực sự.

2.6. Hưởng quốc tịch theo điều ước quốc tế

Ví dụ vấn đề phát sinh tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà VN là thành viên, chưa có điều ước quốc tế thì giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.

3. Các trường hợp chấm dứt mối quan hệ quốc tịch

🡪 Cá nhân không còn các quyền và nghĩa vụ với nhà nước, chấm dứt tư cách công dân của quốc gia đó.

3.1. Thôi quốc tịch

- Một người đang có quốc tịch của quốc gia đó nhưng mong muốn chấm dứt mối quan hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ với nhà nước mà người đó mang quốc tịch nộp đơn xin thôi quốc tịch

lên nhà chức trách có thẩm quyền trong đó thể hiện rõ lý do thôi quốc tịch. 🡪 Ý chí cá nhân của chủ thể.

3.2. Tước quốc tịch

- Là biện pháp trừng phạt của nhà nước trường hợp 1 người bị chính quốc gia mà họ

mang quốc tịch tước bỏ Sự phản ứng nghiêm khắc của nhà nước nhằm tước bỏ danh hiệu

- Áp dụng trước các hành vi vi phạm pháp luật khi có điều kiện:

+ Người đó có hành vi vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng gây phương hại đến chủ quyền, lợi ích, danh dự của nhà nước mà người đó là công dân.

+ Người đó hiện không hiện diện tại đất nước mà họ là công dân.

🡪 Áp dụng khi các biện pháp truy cứu trách nhiệm khác không áp dụng được.

3.3. Đương nhiên mất quốc tịch

- Công dân sẽ không còn quốc tịch khi rơi vào những trường hợp do luật định tự động

mất khi có những sự kiện pháp lý mà luật dự liệu.

- Khi phục vụ trong bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang của quốc gia khác Vì lý

do công vụ, hoạt động của nhà nước, vấn đề an ninh quốc gia.

- Khi xin gia nhập quốc tịch của quốc gia khác Chỉ xảy ra khi quốc gia đó ấn định

nguyên tắc một quốc tịch.

4. Trường hợp ngoại lệ của quốc tịch cá nhân4.1. Người nhiều quốc tịch 4.1. Người nhiều quốc tịch

- Là người đồng thời có quốc tịch quốc gia sở tại và quốc tịch quốc gia khác. - Nguyên nhân:

+ Do kết hôn với người nước ngoài, làm con nuôi nhưng vẫn giữ quốc tịch gốc. + Xung đột pháp luật giữa các quốc gia về cách thức hưởng và thôi quốc tịch. + Khi nhập quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũ.

+ Khi được thưởng quốc tịch. - Hệ quả:

+ Gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước về dân cư, gây phức tạp trong quan hệ hợp tác quốc tế về dân cư…

+ Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đan xen. - Hướng giải quyết:

+ Áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, một quốc tịch.

+ Ký kết điều ước quốc tế ngăn ngừa, loại bỏ, hạn chế tình trạng nhiều quốc tịch.

4.2. Người không quốc tịch

- Là tình trạng người không có quốc tịch của quốc gia sở tại và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

- Nguyên nhân:

+ Xung đột pháp luật giữa các quốc gia về vấn đề quốc tịch.

+ Khi một người đã mất quốc tịch cũ những chưa có quốc tịch mới.

- Hệ quả:

+ Không được hưởng các quyền như công dân sở tại. + Không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao.

- Hướng giải quyết: Ký kết điều ước quốc tế ngăn ngừa, loại bỏ, hạn chế tình trạng không quốc tịch.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w