1. Khái niệm
- Nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở nước ngoài bị xâm hại.
- Nghĩa rộng: Bảo hộ công dân bao gồm cả các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân của nước mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới các công dân của nước này.
🡪 Bảo hộ công dân là sự can thiệp của một quốc gia, thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình ở nước ngoài.
2. Điều kiện bảo hộ
- Điều kiện về quốc tịch: cơ bản, quan trọng nhất Đối tượng bảo hộ là công dân của
quốc gia tiến hành bảo hộ.
Thực tế có trường hợp một người có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được bảo hộ.
Ví dụ: trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch; cũng có trường hợp một người không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng lại được quốc gia đó bảo hộ trong truờng hợp bị xâm phạm, ví dụ: đối với công dân thuộc Liên minh Châu Âu.
+ Điều 6 LQTVN: công dân Việt Nam ở nước ngoài. - Cơ sở thực tiễn:
+ Công dân ở vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần giúp đỡ, khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
+ Công dân đã sử dụng các biện pháp hợp pháp mà quốc gia sở tại chưa chấm dứt hành vi xâm phạm, chưa khôi phục các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại.
3. Thẩm quyền bảo hộ
● Cơ quan trong nước
- Do luật quốc gia của nước hữu quan quy định.
- Đa số các nước quy định thẩm quyền bảo hộ công dân thuộc về các cơ quan khác nhau như: Nghị viện, Chính phủ, Bộ Ngoại giao...
- Hầu hết các quốc gia đều giao nhiệm vụ theo dõi, thực hiện bảo hộ công dân cho Bộ Ngoại giao.
● Cơ quan ở nước ngoài
Các quốc gia thông qua các thiết chế đại diện cho quốc gia thực hiện quan hệ đối ngoại như cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự.
4. Các biện pháp bảo hộ
● Biện pháp ngoại giao
- Là những hoạt động mà cơ quan bảo hộ ngoại giao có thể sử dụng để bảo hộ hiệu quả nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nước mình ở nước ngoài.
- Trong thực tiễn, các biện pháp bảo hộ ngoại giao thể hiện sự phản ứng đúng mực của quốc gia đối với các hành vi xâm phạm công dân của nước mình như trung gian, hòa giải, thương lượng, đàm phán, gửi công văn phản đối... Phổ biến.
- Các biện pháp ngoại giao cứng rắn như: triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn bộ cán bộ của cơ quan ngoại giao về nước hoặc giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế Hạn chế, thông thường,
quốc gia chỉ áp dụng khi có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước của quốc gia sở tại.
● Các biện pháp hành chính – pháp lý
- Cấp các giấy tờ hành chính cho đến công việc phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia khác: cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh…
● Đưa vụ việc ra toà án quốc tế
🡪 Việc lựa chọn cách thứ bảo hộ ở mức độ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyền lợi nào bị vi phạm mức độ vi phạm, thái độ của nước sở tại…
❖ Bảo hộ công dân trong vụ 39 người thiệt mạng trong xe tải ở Anh
- Đại sứ quán Việt Nam tại Anh theo dõi sát tình hình, làm việc với các cơ quan liên quan của Anh để xác nhận danh tính nạn nhân, phối hợp trực tiếp với cảnh sát hạt Essex, đơn vị đang chủ trì điều tra về vụ việc.
- Hỗ trợ đưa thi thể nạn nhân về nước, ngân sách nhà nước đã tạm ứng về kinh phí, cố gắng kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nạn nhân, đảm bảo các nạn nhân sẽ được an nghỉ nơi quê nhà.