CƠ QUAN LÃNH SỰ 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 75 - 77)

1. Khái niệm

- Cơ quan lãnh sự là một cơ quan quan hệ đối ngoại của một nước đặt ở nước ngoài nhằm thực hiện các chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan.

- Các nước thỏa thuận với nhau về việc thiết lập quan hệ lãnh sự ngay cả khi không có quan hệ ngoại giao với nhau.

- Cắt đứt quan hệ ngoại giao không có nghĩa là cắt đứt quan hệ lãnh sự.

- Cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho quốc gia mình trong một số vấn đề nhất định và tại một khu vực lãnh thổ nhất định (khu vực lãnh sự). Nơi đặt lãnh sự thường là nơi có nhiều công dân của quốc gia đặt lãnh sự sinh sống.

2. Cấp của cơ quan lãnh sự

- Tổng lãnh sự quán đứng đầu là tổng lãnh sự. Lãnh sự quán đứng đầu là lãnh sự.

Phó lãnh sự quán đứng đầu là phó lãnh sự.

Đại lý lãnh sự quán đứng đầu là tùy viên lãnh sự hoặc đại lý lãnh sự.

Người đứng đầu cơ quan lãnh sự

- Do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận cho phép được thực hiện chức năng của mình, phải được cấp bằng lãnh sự và giấy chứng nhận lãnh sự.

🡪 Chỉ đặt ra với người đứng đầu cơ quan lãnh sự độc lập. Đối với người phụ trách phòng lãnh sự thuộc đại sứ quán các nước thì không cần áp dụng thủ tục này.

- Nước tiếp nhận có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận lãnh sự và bằng lãnh sự mà không cần nêu rõ lý do.

Thành viên cơ quan lãnh sự

- Viên chức lãnh sự. - Nhân viên lãnh sự. - Nhân viên phục vụ.

Kết thúc chức năng lãnh sự

- Khi hết nhiệm kỳ.

- Khi bị thu hồi giấy chứng nhận lãnh sự.

- Khi nước tiếp nhận lãnh sự tuyên bố bất tín nhiệm đối với viên chức lãnh sự. - Bị triệu hồi về nước.

- Khu vực lãnh sự không còn thuộc chủ quyền của nước tiếp nhận lãnh sự. - Khi cơ quan lãnh sự đóng cửa.

3. Chức năng của cơ quan lãnh sự (Điều 5)

- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân nước cử.

- Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hóa và khoa học thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

- Tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước nhận, báo cáo về Chính phủ nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm.

- Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến nước cử.

- Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của nước tiếp nhận…

4. Quyền ưu đãi và miễn trừ4.1. Dành cho cơ quan lãnh sự 4.1. Dành cho cơ quan lãnh sự

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở (không phải quyền tuyết đối như của đại sứ quán).

- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ, lưu trữ và tài liệu (khi nghi ngờ, có thể lục soát nhưng phải có sự đồng ý của người đứng đầu lãnh sự quán, nếu không thì hồ sơ đó phải được trả lại nơi gửi).

- Miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở và nhà ở của người đứng đầu cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.

4.2. Dành cho thành viên cơ quan lãnh sự và gia đình họ

- Tự do đi lại trừ khu vực cấm hoặc hạn chế vì lý do an ninh quốc gia. - Liên lạc và tiếp xúc với công dân nước cử.

- Quyền miễn trừ xét xử. - Miễn thuế và lệ phí.

- Miễn thuế quan và miễn kiểm tra hải quan. - Miễn phục vụ và đóng góp cá nhân…

Vấn đề 8. LUẬT QUỐC TẾ VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM I. KHÁI NIỆM

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w