Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 72 - 75)

III. CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO 1 Khái niệm

8. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao 1 Khái niệm

8.1. Khái niệm

- Ưu đãi: dành cho những điều kiện và quyền lợi đặc biệt hơn, thuận lợi hơn so với những đối tượng khác.

- Miễn trừ: miễn cho khỏi phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm hay một việc gì đó mà lẽ ra phải làm.

🡪 Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi đặc biệt mà nước nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này đóng tại nước mình, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của các cơ quan này hoàn thành một cách có hiệu quả chức năng của họ

Điều kiện được hưởng

- Người được hưởng không có quốc tịch của nước nhận đại diện (Điều 8). - Người được hưởng không có nơi thường trú tại nước nhận đại diện (Điều 38). - Lưu ý:

+ Chủ thể dành và đảm bảo các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho các đối tượng trên là nước nhận đại diện ngoại giao trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, phù hợp với LQT.

+ Viên chức ngoại giao cũng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao trong trường hợp quá cảnh qua lãnh thổ của một quốc gia nào đó (Điều 40).

Mục đích của việc hưởng quyền

- Không nhằm làm lợi cho các cá nhân.

- Đảm bảo cho việc hoàn thành có hiệu quả các chức năng ngoại giao của họ với tư cách là đại diện của các quốc gia.

8.2. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao

(Điều 20, 22, 23, 24, 27, 41.3) - Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở.

- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu.

- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, valy ngoại giao. - Quyền ưu đãi:

+ Quyền miễn thuế và lệ phí. + Quyền tự do thông tin liên lạc. + Quyền treo quốc kỳ, quốc huy.

8.3. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 29).

- Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại (Điều 27, 30, 44, 45).

- Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và hành chính (Điều 31). - Quyền được miễn thuế, lệ phí (Điều 34).

- Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan (Điều 36). - Quyền tự do đi lại (Điều 26).

- Quyền được miễn các tạp dịch (Điều 35).

8.4. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho những người không có thân phận ngoại giao (Điều37) 37)

- Thành viên gia đình viên chức ngoại giao cùng chung sống với người đó, nếu không phải là công dân nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ như viên chức ngoại giao từ Điều 29 đến 36.

- Nhân viên hành chính – kỹ thuật và thành viên gia đình họ nếu không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này thì được hưởng các quyền từ Điều 29 đến 35. + Quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính không áp dụng cho những hành vi ngoài việc thi hành chức năng của họ.

+ Được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan ở Điều 36.1 đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.

- Nhân viên phục vụ không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này

+ Được hưởng những quyền miễn trừ đối với những hành vi trong khi thi hành chức năng + Được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về công việc đã làm. + Hưởng những quyền miễn trừ nêu ở Điều 33.

- Những người phục vụ riêng của các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao không phải là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này

+ Được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào tiền lương mà họ lĩnh về công việc đã làm. + Chỉ được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ trong phạm vi mà nước tiếp nhận cho phép.

🡪 Pháp luật Việt Nam : VN tôn trọng và dành đầy đủ các quyền ưu đãi và miễn trừ cho cơ quan đại diện ngoại giao, các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tương tự như Công ước Viên 1961.

8.5. Thời điểm hưởng, kết thúc và vấn đề từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

Thời điểm hưởng, kết thúc (Điều 39)

- Thời điểm hưởng: Từ khi vào lãnh thổ nước tiếp nhận để nhậm chức. Nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay Bộ khác đã được thỏa thuận.

- Thời điểm kết thúc: Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang.

+ Đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại.

+ Thành viên của cơ quan đại diện chết Các thành viên gia đình họ vẫn tiếp tục được

hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền được hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi nước tiếp nhận.

Vấn đề từ bỏ quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao (Điều 32)

- Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử của các viên chức ngoại giao và những người được hưởng quyền miễn trừ.

- Nếu một viên chức ngoại giao hay một người được hưởng quyền miễn trừ xét xử đứng ra phát đơn kiện, người đó sẽ không còn được quyền viễn dẫn quyền miễn trừ xét xử đối với mọi đơn phản kiện có liên quan trực tiếp đến đơn kiện trước.

- Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử trong một vụ kiện dân sự hoặc hành chính không được coi như bao hàm cả việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với những biện pháp thi hành án Cần có sự từ bỏ

riêng.

- Chỉ có nước cử đi mới có quyền từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và việc từ bỏ này phải rõ ràng Thực tế gần như không có quốc gia nào từ bỏ vì họ phải bảo vệ quyền lợi cho công

dân nước mình.

IV. PHÁI ĐOÀN

- Các quyền ưu đãi và miễn trừ do tổ chức quốc tế dành cho phái đoàn đại diên của các quốc gia và thành viên của phái đoàn thông qua thỏa thuận với nước chủ nhà, không phụ thuộc vào quan hệ của nước chủ nhà với các nước thành viên của các tổ chức quốc tế.

- Việc bổ nhiệm trưởng phái đoàn đại diện của quốc gia không đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tổ chức quốc tế và nước chủ nhà, nơi có trụ sở của phái đoàn. Nước chủ nhà không có quyền đơn phương tuyên bố bất tín nhiệm (persona non grata) đối với thành viên của phái đoàn đại diện.

- Không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa nước có phái đoàn đại diện thường trực và nước chủ nhà.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w