Phê duyệt, phê chuẩn

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 30 - 31)

Công ước Viên 1969: Phê chuẩn, phê duyệt là những hành vi đối với quốc tế của quốc gia, theo đó quốc gia xác nhận sjw đồng ý của mình trên phương diện quốc tế chịu sự ràng buộc của một điều ước.

Luật điều ước quốc tế 2016:

+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp thuận sự ràng

buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước CHXHCNVN,

+ Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước

quốc tế đã ký đối với nước CHXHCNVN.

🡪 Phê chuẩn và phê duyệt đều là những hành vi pháp lý của chủ thể luật quốc tế tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định.

🡪 Ý nghĩa:

+ Thời gian để quốc gia xem xét, kiểm tra lại việc ký kết của vị đại diện quốc gia. + Ban hành văn bản pháp luật cần thiết để thực thi điều ước quốc tế đã tham gia. + Thể hiện vai trò của cơ quan phê duyệt, phê chuẩn.

- Gia nhập

Công ước Viên 1969: Gia nhập điều ước quốc tế là hành vi đối với quốc tế của quốc gia xác nhận sự đồng ý, ràng buộc với một điều ước quốc tế đa phương của chủ thể đó.

Luật điều ước quốc tế 2016: Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước CHXHCNVN trong trường hợp nước CHXHCNVN không ký kết điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào điều ước quốc tế đó có hiệu lực hay chưa.

🡪 Bản chất giống với phê chuẩn, phê duyệt nhưng chỉ đặt ra đối với điều ước quốc tế đa phương 🡪 Việc gia nhập được đặt ra khi thời hạn ký kết điều ước quốc tế đã chấm dứt hoặc điều ước quốc tế đã có hiệu lực mà quốc gia đó chưa phải là thành viên.

🡪 Thời điểm chấp nhận sự ràng buộc:

- Khi các bên trao đổi văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập.

- Khi thông báo các văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập cho các quốc gia ký kết điều ước hoặc cơ quan lưu chiểu.

3. Hiệu lực của điều ước quốc tế

Điều kiện để có hiệu lực của điều ước quốc tế: - Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.

- Việc ký phải phù hợp với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền, thủ tục ký kết. - Nội dung cơ bản phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

🡪 Nếu vi phạm một trong các điều kiện trên thì có thể dẫn tới việc điều ước quốc tế bị vô hiệu (tương đối hoặc tuyệt đối).

- Vô hiệu tương đối: phát hiện có vi phạm về thẩm quyền và trình tự ký kết, có sự mua chuộc của vị đại diện Điều ước vẫn có hiệu lực nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung điều

ước và được các bên nhất trí.

- Vô hiệu tuyệt đối: phát hiện có dấu hiệu cưỡng ép tham gia quan hệ điều ước hoặc cưỡng ép vị đại diện của quốc gia để ký kết điều ước hoặc điều ước có nội dung trái với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Điều ước vô hiệu ngay tại thời điểm ký kết, các bên có quyền yêu cầu khôi phục lại

tình trạng ban đầu như trước khi ký kết điều ước trong khuôn khổ cho phép.

3.1. Hiệu lực về thời gian

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w