Soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 28 - 29)

- Đàm phán: quá trình đấu tranh, nhân nhượng thỏa thuận về mặt ý chí giữa các chủ thể tham gia

ký kết điều ước nhằm tiến tới xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong điều ước.

Các bên tham gia có thái độ thiện chí, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của nhau

đàm phán thành công các quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành.

Đàm phán có thể được thực hiện bằng 2 cách:

+ Các bên tham gia điều ước quốc tế cùng nhau đàm phán, trực tiếp xây dựng văn bản điều ước quốc tế.

+ Các bên tiến hành đàm phán trên cơ sở dự thảo văn bản điều ước do các bên hay một bên soạn thảo.

- Soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế

+ Sau khi đàm phán thành công, trên cơ sở những vấn đề đã được các bên nhất trí, văn bản điều ước sẽ được soạn thảo chính thức để các bên thông qua.

. Điều ước quốc tế song phương: đại diện hai bên cùng tham gia xây dựng soạn thảo. . Điều ước quốc tế đa phương: một cơ quan được các bên thống nhất lập ra soạn thảo.

+ Sau khi được soạn thảo, văn bản điều ước phải được thông qua thủ tục bắt buộc

nằm trong quy trình ký kết điều ước quốc tế các bên biểu hiện sự nhất trí của mình đối với

văn bản điều ước được soạn thảo (2 bên). Trường hợp nhiều bên, thông qua điều ước hợp lệ khi có 2/3 quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc gia này quyết định áp dụng các quy tắc khác theo đa số (Điều 9 Công ước Viên 1969).

+ Điều 10 Công ước Viên 1969: Văn bản của một điều ước được coi là xác thực và không thay đổi khi theo thủ tục được quy định trong văn bản đó hoặc được các quốc gia tham gia soạn thảo điều ước đồng ý hoặc;

. Nếu không có thủ tục như thế, thì bằng việc đại diện của các quốc gia đó ký, ký ad referendum hoặc ký tắt vào văn bản điều ước, vào văn bản cuối cùng của hội nghị mà trong đó văn bản điều ước được bao gồm.

Khi văn bản đã được các bên nhất trí thông qua 🡪 các bên không được đơn phương

sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung mới hoặc thay đổi bất kỳ quy định nào trong văn bản điều ước.

Giai đoạn 2: Ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế

Ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế là những hành vi biểu thị thái độ của quốc gia đồng ý hoặc chấp nhận chịu sự ràng buộc với một điều ước quốc tế nào đó điều ước

quốc tế phát sinh hiệu lực với các quốc gia tham gia.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w