Thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế (khoảng thời gian tồn tại hiệu lực của điều ước quốc

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 31 - 35)

tế)

+ Nhóm các điều ước quốc tế có thời hạn: gồm các ĐƯQT ngăn hạn, trung hạn và dài hạn, phần lớn là các điều ước quốc tế song phương, chủ yếu về thương mại, kinh tế, hàng hải. Thời hạn có hiệu lực trong các điều ước này được xác định rõ.

VD HĐ Thương mại Việt – Sing 1992: “Bản HĐ này sẽ có giá trị trong thời hạn 3 năm và sẽ tiếp tục có hiệu lực vào 3 năm tiếp theo và tiếp tục như vậy trừ phi 1 trong 2 bên thông báo bằng văn bản chấm dứt HĐ này 3 tháng trước khi HĐ này hết thời hạn có hiệu lực”.

+ Nhóm các điều ước quốc tế vô thời hạn: phần lớn là các điều ước quốc tế đa phương. Các điều ước này chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của điều ước mà không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực và chỉ chấm dứt hiệu lực khi có văn bản khác thay thế. Chủ yếu điều chỉnh các lĩnh vực về chính trị quốc tế như UNCLOS 1982, CƯV 1963 về quan hệ ngoại giao, CƯV 1963 về quan hệ lãnh sự…

3.2. Hiệu lực về thời gian

- Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của các quốc gia thành viên điều ước.

- Điều ước quốc tế không ràng buộc quyền và nghãi vụ đối với các quốc gia không phải là thành viên điều ước.

- Thực tế có những điều ước quốc tế không chỉ có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia mà cả trên phần lãnh thổ quốc gia thành viên chịu trách nhiệm về mặt đối ngoại.

3.3. Hiệu lực đối với bên thứ ba

- Điều 34 Công ước Viên 1969: “Mọi điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một

quốc gia thứ ba nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó”.

- Điều 35 Công ước Viên 1969, một nghĩa vụ phát sinh cho bên thứ ba theo quy định của một điều ước cũng có thể ràng buộc bên thứ ba nếu như bên thứ ba chấp thuận ràng buộc nghĩa vụ đó bằng văn bản và được sự chấp thuận của các bên tham gia điều ước.

Ví dụ Điều 87 UNCLOS 1982: “Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay

không có biển…”

🡪 Tạo ra hoàn cảnh khách quan, dù không phải là thành viên điều ước nhưng các quốc gia trên thế giới cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ một cách triệt để những quy định đó.

- Điều ước quốc tế có hiệu lực với bên thứ ba trong trường hợp điều ước quốc tế đó được các quốc gia không phải thành viên viện dẫn với tư cách là tập quán quốc tế (chiều rộng lãnh hải tối đa 12 hải lý tính từ đường cơ sở)

- Quốc gia thứ ba viện dẫn các điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc. Ví dụ trong WTO nếu một quốc gia thành viên giành cho đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với các quốc gia còn lại của WTO.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của điều ước quốc tế

Sự tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu

lực hoặc bị tạm thời đình chỉ hiệu lực.

- Thỏa thuận của các bên

+ Chấm dứt hiệu lực của điều ước.

+ Ký kết một điều ước mới về cùng vấn đề.

- Điều ước quốc tế hết thời hạn.

- Một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ khi bên ký kết khác vi phạm nghiêm trọng ĐƯ. - Bảo lưu điều ước.

- Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (rebus sic stantibus) vào thời điểm ký kết khiến các bên không dự tính được. - Xung đột vũ trang giữa các quốc gia (không áp dụng đối với các điều ước về biên giới, CƯ Geneve về bảo hộ nạn nhân chiến tranh).

- Đối tượng của điều ước quốc tế không con.

- Xuất hiện các quy phạm jus cogens có nội dung trái với điều ước.

4. Thực hiện điều ước quốc tế4.1. Nguyên tắc thực hiện 4.1. Nguyên tắc thực hiện

Các thành viên điều ước phải tận tâm, thiện chí, không được vì sự khác biệt giữa luật quốc gia và điều ước quốc tế mà từ chối thực hiện điều ước, đồng thời có quyền đòi hỏi các thành viên khác cũng phải tuân thủ các cam kết quốc tế của mình.

- Hiến chương LHQ: Tất cả các thành viên LHQ thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra.

- Công ước Viên 1969: Mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều phải được các bên thực hiện một cách thiện chí.

- Pháp luật Việt Nam: Tuân thủ điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

4.2. Giải thích điều ước quốc tế

- Mục đích: làm sáng tỏ nội dung các quy phạm điều ước quốc tế các điều khoản của

một điều ước được áp dụng chính xác, thống nhất, tránh hiểu sai, không thống nhất giữa các thành viên điều ước.

- Yêu cầu:

+ ĐƯQT phải được giải thích một cách thiện chí, khách quan, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong điều ước.

+ Chủ thể giải thích điều ước tuyệt đối không đưa quan điểm chủ quan của cá nhân vào hoạt động giải thích làm sai lệch nội dung điều ước.

+ Giải thích điều ước phải dựa trên những căn cứ được pháp luật về ĐƯQT quy định .

- Việc đăng ký và công bố điều ước quốc tế chỉ có ý nghĩa khi xảy ra tranh chấp giữa các quốc gia và cần phải viện dẫn các điều ước quốc tế liên quan đến tranh chấp ra các cơ quan giải quyết tranh chấp của Liên hợp quốc.

- Điều 102 Hiến chương LHQ: mọi điều ước quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi HC có hiệu lực phải được đăng ký tại Ban Thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt. Nếu không đăng ký theo quy định thì không một bên nào của điều ước được viện dẫn điều ước quốc tế đó ra trước cơ quan nào của LHQ.

5. Bảo lưu điều ước quốc tế 5.1. Khái niệm 5.1. Khái niệm

- Công ước Viên 1969 – Điều 2.1(d): Bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhằm loại bỏ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một số điều khoản của điều ước quốc tế trong việc áp dụng chúng với quốc gia đưa ra bảo lưu .

- Điều 2 Luật điều ước quốc tế 2016: Bảo lưu là tuyên bố của nước CHXHCNVN hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước QT.

🡪 Bảo lưu là quyền của các chủ thể luật quốc tế.

Ví dụ khi tham gia Công ước Becnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam bảo lưu Điều 33 Công ước về giải quyết tranh chấp vì nếu thực thi quy định này Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn trong vấn đề bảo hộ bản quyền trong khi điều kiện về văn hóa, kinh tế, chính trị Việt Nam chưa đủ khả năng có thể thực hiện được cam kết này.

5.2. Điều kiện bảo lưu (Điều 19 CƯ Viên 1969)

- Quyền bảo lưu không phải quyền tuyệt đối, chỉ đặt ra đối với điêu ước đa phương và các điều ước cho phép bảo lưu.

- Với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra tuyên bố bảo lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước mới.

Phạm vi bảo lưu

- Điều ước ngăn cấm việc bảo lưu. Ví dụ UNCLOS 1982.

- Điều ước đó quy định rằng chỉ có thể có những bảo lưu cụ thể trong đó không có bảo lưu đã bị cấm.

- Bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.

5.3. Thủ tục bảo lưu (Điều 20, 22, 23 CƯ Viên 1969)

- Điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản bảo lưu Việc bảo lưu điều khoản đó không

cần sự đồng ý từ phía quốc gia ký kết khác Tuyên bố bảo lưu trong phạm vi cho phép.

- Điều ước quốc tế không quy định rõ điều khoản bảo lưu thì việc bảo lưu phải được tất cả quốc gia thành viên chấp nhận nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước.

- Bảo lưu, chấp thuận rõ ràng một bảo lưu và phản đối bảo lưu phải được viết thành văn bản và thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia có tư cách để trở thành các bên tham gia điều ước.

- Một bảo lưu được nêu ra vào thời điểm ký kết một điều ước là đối tượng cần được phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt, sẽ phải được quốc gia đề ra bảo lưu chính thức khẳng định khi quốc gia đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.

- Việc chấp thuận rõ ràng hoặc phản đối một bảo lưu trước khi có sự khẳng định bảo lưu đó sẽ không cần thiết phải khẳng định lại nữa.

- Việc tuyên bố bảo lưu, phản đối bảo lưu, rút bảo lưu phải thể hiện bằng văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia thành viên, trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im lặng.

5.4. Hệ quả pháp lý của bảo lưu và phản đối bảo lưu (Điều 21 CƯ Viên 1969)

Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung của một số điều ước nhưng về tổng thể, quan hệ giữa các thành viên của một điều ước quốc tế sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác nhau, tùy thuộc vào việc phản đối hay chấp thuận bảo lưu, cụ thể:

- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được điều chỉnh bởi các quy định của điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu tức là quan hệ điều ước vẫn diễn ra bình thường;

- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn điều chỉnh bằng điều ước quốc tế đó, loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một số quốc gia đưa ra, cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều ước. Điều này còn tùy thuộc vào thái độ các bên trong quan hệ bảo lưu đối với những vấn đề mà nội dung điều ước quốc tế điều chỉnh.

Vấn đề 4. DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ I. KHÁI NIỆM DÂN CƯ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w