1. Nội thủy
Khoản 1 Điều 8 UNCLOS: Nội thủy là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải 🡪 Ranh giới trong là bờ biển, ranh giới ngoài là đường cơ sở.
- Tính chất chủ quyền quốc gia: Chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối như trên đất liền, bao trùm lên cả vùng trời phía trên, vùng đáy biển, vùng lòng đất đưới đáy biển.
- Chế độ ra vào nội thủy của tàu thuyền nước ngoài: Mọi thuyền nước ngoài ra vào nội thủy đều phải xin phép.
+ Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi thương mại: Phải xin phép trước.
+ Tàu ngầm: Phải vận hành ở tư thế nổi và treo cờ mà tàu đó mang quốc tịch.
+ Tàu dân sự và tàu thương mại: phải xin phép nhưng được tạo điều kiện thuận lợi hơn. - Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển:
+ Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi TM: hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt đối. + Tàu dân sự và tàu thương mại: lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính.
Lĩnh vực hình sự Lĩnh vực dân sự Lĩnh vực hành chính
- Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong nội thủy sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu quân sự, do đó khi có vi phạm pháp luật sẽ phải chịu sự tài phán của quốc gia ven biển.
- Quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, truy tố, xét xử theo pháp luật nước mình và trước tòa án có thẩm quyền của mình đối với hành vi vi phạm pháp luật trên đất liền và trong nội thủy.
Đối với những vụ việc dân sự xảy ra ngoài boong tàu, quyền tài phán thuộc về quốc gia ven biển. Tòa án của quốc gia ven biển có quyền xét xử các vụ kiện dân sự giữa:
- Các tàu thuyền nước ngoài với nhau cùng đậu tại nội thủy của quốc gia ven biển.
- Thủy thủ đoàn của tàu nước ngoài với công dân nước sở tại không phải là thành viên của thủy thủ đoàn.
Chính quyền địa phương của quốc gia ven biển có quyền xử phạt hành chính đối với tàu thuyền và thủy thủ đoàn khi có hành vi vi phạm pháp luật trên đất liềnvà trong nội thủy của quốc gia ven biển.
2. Lãnh hải
Điều 3 UNCLOS: Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nội thủy của quốc gia hoặc vùng nước quần đảo đối với các quốc gia quần đảo, có chiều rộng tối đa không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
● Chế độ pháp lý
- Tính chất chủ quyền quốc gia: Chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ.
- Chế độ ra vào lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài: Quyền đi qua không gây hại. Đối với tàu ngầm và phương tiện ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
+ Đi qua:
. Đi ở trong lãnh hải nhằm mục đích đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc công trình cảng ở bên ngoài nội thủy hoặc
. Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy, hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng ở ngoài nội thủy.
🡪 Liên tục và nhanh chóng.
. Bao gồm cả việc dừng lại và thả neo trong trường hợp gặp phải sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn.
+ Đi qua không gây hại: việc đi qua không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển Không tiến hành bất kỳ hoạt động nào sau đây:
. Đe dọa hoặc dùng vũ lực. . Diễn tập quân sự.
. Thu, phát thông tin trái phép.
. Tuyên truyền nhằm làm hại đến an ninh, quốc phòng của quốc gia ven biển. . Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên, xuống tàu trái phép. . Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước.
. Đánh bắt hải sản. . Nghiên cứu hay đo đạc.
. Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển.
. Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
🡪 Quốc gia ven biển khi cần đảm bảo an toàn hàng hải có thể đòi hỏi tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải của mình phải đi theo các tuyến đường do mình ấn định và phải tôn trọng các cách bố trí phân chia các luồng giao thông do mình quy định nhằm điều phối việc qua lại
🡪 Việc ấn định phải được ghi rõ trên hải đồ đúng thủ tục và dựa trên: + Các kiến nghị của tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
+ Tất cả các luồng lạch thường được sử dụng cho hàng hải quốc tế. + Các đặc điểm riêng của một số loại tàu thuyền và luồng lạch. + Mật độ giao thông.
- Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền của quốc gia ven biển:
+ Tàu quân sự và tàu nước ngoài phi TM: hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt đối. + Tàu dân sự và tàu thương mại: lĩnh vực hình sự và dân sự.
Lĩnh vực hình sự Lĩnh vực dân sự
- Nếu tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy của quốc gia ven biển mà vi phạm hình sự xảy ra trên tàu thì quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, truy tố, xét xử theo pháp luật nước mình và trước tòa án có thẩm quyền của mình Quốc gia ven biển phải thông báo với cơ
- Quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử dân sự theo quy định của pháp luật nước mình
quan ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia mà tàu mang quốc tịch.
- Nếu tàu nước ngoài khi đi ngang qua lãnh hải, không vào nội thủy mà vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu vào vùng lãnh hải của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển không có quyền can thiệp.
- Nếu tàu nước ngoài chỉ đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển để vào nội thủy mà vi phạm hình sự xảy ra trên tàu trong khi nó đang ở trong lãnh hải thì quốc gia ven biển không có quyền thực hiện quyền tài phán của mình, trừ các trường hợp sau:
+ Hậu quả của hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quốc gia ven biển;
+ Sự vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển;
+ Thuyền trưởng hay cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ;
+ Biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn và trừng trị các hành vi buôn lậu ma túy hay các chất hướng thần.
đối với tàu nước ngoài dừng lại trong lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy; - Quốc gia ven biển không có quyền cầm giữ, bắt thay đổi hành trình của tàu thuyền nước ngoài để thực hiện thẩm quyền tài phán dân sự đối với một cá nhân đang ở trên tàu nếu tàu đó chỉ đi qua lãnh hải.