1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế và Khoản 1 Điều 2 Luật điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2016:
- Là thỏa thuận bằng văn bản giữa các chủ thể luật quốc tế.
- Do luật quốc tế điều chỉnh nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
- Bao gồm một hay nhiều văn bản có quan hệ với nhau, không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản đó.
1.2. Đặc điểm
● Chủ thể
Chủ thể của điều ước quốc tế là chủ thể của luật quốc tế. Các chủ thể luật quốc tế là thực thể xây dựng, sáng tạo nên các quy phạm điều ước quốc tế.
● Hình thức và ngôn ngữ
- Điều ước quốc tế được tồn tại dưới hình thức văn bản.
- Tên gọi tùy thuộc vào nội dung, lĩnh vực điều chỉnh, sự thỏa thuận của các bên tham gia: hiệp ước, hiệp định, công ước, tạm ước, nghị định thư, công hàm… Không có quy tắc chung ấn
định tên gọi cho từng loại điều ước cụ thể. - Ngôn ngữ:
+ Với điều ước quốc tế song phương, ngôn ngữ của điều ước quốc tế thường là ngôn ngữ của hai bên ký kết.
+ Với điều ước quốc tế đa phương mang tính chất khu vực hoặc toàn cầu, ngôn ngữ do các bên tham gia ký kết thỏa thuận, lựa chọn.
● Nội dung
- Phản ánh sự thỏa thuận, thống nhất về mặt ý chí giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau… - Kết cấu ba phần (hầu hết):
+ Lời nói đầu: Không chia thành các chương, điều, khoản, gồm các quy định chung như lý do ký kết, mục đích ký kết, tên của các bên tham gia ký kết.
+ Nội dung chính: phần trọng tâm của điều ước quốc tế, gồm các chương, điều, khoản chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế thể hiện sự thỏa thuận về mặt ý chí của các bên nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Bản chất của các quy định phần nội dung là quá trình đấu tranh về ý chí để đi đến thống nhất xác lập quyền và nghãi vụ cho các bên tham gia điều ước quốc tế.
+ Phần cuối: gồm các điều, khoản quy định về thời hạn, thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế, ngôn ngữ soạn thảo điều ước quốc tế, vấn đề gia nhập, sửa đổi, bổ sung, bảo lưu điều ước quốc tế.
2. Ký kết điều ước quốc tế
2.1. Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế
- Điều 6 Công ước Viên 1969: “Mọi quốc gia đều có tư cách để ký kết các điều ước quốc tế” 🡪
Quyền năng này được thực hiện thông qua các cá nhân là người đại diện cho quốc gia tham gia đàm phán và ký điều ước quốc tế.
- Điều 7 Công ước Viên 1969, một người chỉ được coi là đại diện cho quốc gia tham gia đàm phán ký kết điều ước quốc tế khi người đó có thư ủy nhiệm. Tuy nhiên với cá nhân được coi là đại diện đương nhiên của quốc gia, khi tham gia ký kết điều ước quốc tế không cần có thư ủy nhiệm gồm:
+ Các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
+ Các Trưởng đoàn ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện.
+ Những đại diện của quốc gia được ủy quyền tại một hội nghị quốc tế hoặc tại một cơ quan của tổ chức này trong việc thông qua văn bản của một điều ước giữa quốc gia cử và quốc gia nhận đại diện.
- Điều 5 Công ước Viên 1969, thư ủy nhiệm bản chất là một văn kiện của cơ quan có thẩm quyền một nước chỉ định một hay nhiều người thay mặt quốc gia trong việc đàm phán, thông qua hoặc xác thực văn bản điều ước nhằm ghi nhận sự đồng ý của quốc gia mình đối với điều ước mình đã ký kết hoặc tham gia Làm cho điều ước quốc tế khi ký kết được thực thi nghiêm chỉnh, không vì
bất cứ lý do gì các quốc gia lại từ chối thực thi nghĩa vụ điều ước của mình một khi việc ký kết đã tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật quốc tế về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế.
2.2. Trình tự, thủ tục ký kết
- Khoản 5 Điều 2 Luật điều ước quốc tế 2016, ký kết điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế.
● Giai đoạn 1: Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước quốc tế