Cách xác định: Quốc gia quần đảo lựa chọn các điểm cơ sở tại những điểm xa nhất của những

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 64 - 67)

đảo và bãi cạn xa nhất của quần đảo và nối các điểm cơ sở lại với nhau. Đường cơ sở quần đảo phải thỏa mãn các điều kiện ở Điều 47:

+ Tỷ lệ diện tích vùng biển bên trong đường cơ sở quần đảo và diện tích đất liền phải nằm trong khoảng 1:1 đến 9:1. Diện tích đất liền có thể bao gồm cả diện tích nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh (khoản 1 và 7);

+ Chiều dài của từng đoạn cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, nhưng Công ước cho phép có tối đa 3% số đoạn cơ sở được vượt quá 100 hải lý nhưng không được vượt quá 125 hải lý (khoản 2);

+ Đường cơ sở quần đảo không được tách quá xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo (khoản 3);

+ Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm không được chọn làm điểm cơ sở, trừ khi có hải đăng hay các công trình tương tự được xây dựng thường xuyên nhô trên mặt nước biển, hoặc khi bãi lúc nổi lúc chìm nằm hoàn toàn hay một phần trong phạm vi không vượt quá chiều rộng của lãnh hải tính từ đất liền (khoản 4);

+ Các đường cơ sở sẽ không được vạch theo cách thức làm tách biển cả hay vùng đặc quyền kinh tế khỏi lãnh hải của quốc gia khác (khoản 5);

Chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo

- Các quốc gia quần đảo có chủ quyền đối với vùng nước quần đảo, mở rộng lên vùng trời trên vùng nước quần đảo cũng như đến đáy vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các tài nguyên ở đó (Khoản 1, 2 Điều 49).

- Quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình ở phía trong vùng nước quần đảo (Điều 50).

- Điều 52, 53 UNCLOS: Quốc gia khác được hưởng quyền đi qua vùng nước quần đảo và quyền đi qua không gây hại.

+ Các tàu thuyền và phương tiện bay thực hiện không bị cản trở, theo phương thức hàng hải, hàng không bình thường và theo đúng Công ước, các quyền hàng hải và hàng không của mình, với mục đích duy nhất là quá cảnh liên tục và nhanh chóng giữa một điểm của beienr cả hay một vùng đặc quyền kinh tế.

🡪 Phải đảm bảo thực hiện theo đúng tuyến đường hàng hải và các đường hàng không do quốc gia quần đảo ấn định.

🡪 Quốc gia quần đảo không được cản trở quyền này, nhưng có thể tạm đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo của mình nếu biện pháp này là cần thiết để đảm bảo an ninh, nhưng không có sự phân biệt giữa các tàu thuyền nước ngoài.

2. Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế

- Eo biển dùng cho hàng hải quốc tế có thể được hiểu là đường biển tự nhiên nối các biển, các đại dương với nhau và được sử dụng cho giao thông hàng hải quốc tế.

Chế độ pháp lý

- Điều 37 UNCLOS: Các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế 🡪 Quyền quá cảnh.

- Quá cảnh là việc thực hiện theo đúng phần này, quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế

Không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven biển, để rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh thổ quốc gia đó.

🡪 Quốc gia ven eo biển không được gây trở ngại việc quá cảnh. - Khi đi qua eo biển, các phương tiện bay phải tuân thủ quy định:

+ Đi qua hay bay qua eo biển không chậm trễ.

+ Không đe dọa hay dùng vũ lực để chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của các quốc gia ven eo biển hay dùng mọi cách khác tái với nguyên tắc của PLQT.

+ Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần cho sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng, theo phương thức đi bình thường, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trừ trường hợp nguy cấp.

- Khi đi qua eo biển, các tàu thuyền phải tuân thủ quy định:

+ Tuân thủ quy định, thủ tục, tập quán quốc tế về mặt an toàn hàng hải, nhất là quy tắc quốc tế để phòng ngừa đâm va trên biển.

+ Tuân thủ quy định, thủ tục, tập quán quốc tế nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra.

- Không áp dụng quyền quá cảnh đối với:

+ Các eo biển do lãnh thổ đát liền của một quốc gia và một hòn đảo thuộc quốc gia này tạo thành, khi ở ngoài khơi hòn đảo đó có một con đường đi trên biển cả hay có một con đường đi qua vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn.

+ Các eo biển nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.

Vấn đề 7. LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ

1. Khái niệm

- Ngoại giao được hiểu là hoạt động chính thức của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước, bằng các biện pháp hòa bình, nhằm thực hiện những mục đích và nhiệm vụ đối ngoại cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước và công dân của mình ở nước ngoài.

- Lãnh sự là có nghĩa là người có trọng trách được nhà nước mà người đó đại diện ủy quyền thực hiện các chức năng lãnh sự trong giới hạn khu vực lãnh sự phù hợp của nước sở tại mà chủ yếu là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích kinh tế và pháp lý của nước và công dân của nước mà người đó đại diện.

- Luật ngoại giao và lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, trên cơ sở đó duy trì hoạt động chức năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước để phục vụ sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc tế của các nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

🡪 Đối tượng điều chỉnh:

- Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại, các phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan lãnh sự.

- Hệ thống quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan và các thành viên của cơ quan này.

🡪 Phương pháp điều chỉnh: Bình đẳng, thỏa thuận dựa trên ý chí, lợi ích của các chủ thể luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.

2. Nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự (5)

- Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử: Quan hệ ngoại giao và lãnh sự các quốc gia là bình đẳng trên cơ sở chủ quyền Không cho phép bất cứ sự phân biệt nào giữa các nước có

chế độ chính trị - xã hội và vị trí địa lý, kinh tế khác nhau.

- Nguyên tắc thỏa thuận: Các hoạt động thiết lập quan hệ ngoại giao và lãnh sự đều phải thông qua quá trình trao đổi, thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng.

- Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này.

- Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này.

- Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếp nhận trong các hoạt động ngoại giao, lãnh sự.

- Nguyên tắc có đi có lại. Biểu hiện thực tế là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của quốc gia được hưởng chế độ pháp lý và đối xử như nhau, không cho phép một bên đòi hỏi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của mình hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia Có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp

nước nhận đại diện có hành vi xử sự làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích nước cử.

3. Nguồn của luật ngoại giao, lãnh sự

- Các điều ước quốc tế đa phương: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, 1963 về quan hệ lãnh sự, 1969 về luật điều ước quốc tế…

- Các điều ước quốc tế song phương:

+ Điều ước quốc tế song phương giữa các quốc gia với nhau.

+ Điều ước quốc tế song phương giữa Liên hợp quốc với quốc gia nơi có trụ sở của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của các quốc gia 🡪 Việt Nam: Luật cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sđbs 2017).

- Tập quán quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Công pháp quốc tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w