1. Biện pháp ngoại giao
1.1. Đàm phán
- Đàm phán là việc đại diện các bên tiến hành đàm phán trực tiếp để giải quyết tranh chấp, không có sự tham gia của bên thứ ba. Khi một bên không thừa nhận tranh chấp hay từ chối đàm phán thì các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp khác sẽ được sử dụng.
- Đàm phán có thể là bước khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác.
- Đàm phán có thể là hệ quả của một phương thức giải quyết tranh chấp khác (chẳng hạn việc môi giới, trung gian…)
Ví dụ: tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1971 - 1973. Giữa hai nước có một vùng chồng
lấn rộng khoảng 6000km2 về quy định phạm vi thềm lục địa do Việt Nam có tính đến hiệu lực của đảo
Thổ Chu, còn Thái Lan thì phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu. Từ năm 1992, hai bên đàm phán qua 9 vòng cấp chuyên viên. Ngày 9/8/1997 hai nước ký Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước. Theo Hiệp định, Việt Nam được 32,5% diện tích vùng chồng lấn.
1.2. Trung gian
Trung gian là biện pháp giải quyết tranh chấp hoà bình có sự tham gia của bên thứ ba, đó có thể là một quốc gia, một cơ quan của một tổ chức quốc tế hay thậm chí là cá nhân. Bên thứ ba chỉ có vai trò thiết lập kênh giao tiếp giữa các bên, khuyến khích các bên tiến tới đàm phán mà không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán hay giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Ví dụ: Trong vụ đàm phán giữa tổ chức giải phóng Palextin (PLO) và Isarel; khi đó Nauy đề nghị các bên tiến hành các cuộc đàm thoại bí mật ở Nauy vào năm 1993 và đi đến thành công với hiệp định Ôxlô năm 1993.
1.3. Hoà giải
Không có một định nghĩa nào hoàn thiện về phương pháp hoà giải, có thể thấy giữa trung gian và hoà giải rất giống nhau, tuy nhiên vai trò của bên thứ ba giữa hai biện pháp này có sự khác nhau. Đối với hoà giải, bên thứ ba không chỉ tạo một kênh giao tiếp giữa các bên mà còn tham gia vào sâu tiến trình giải quyết tranh chấp của các bên bằng cách đưa ra các kiến nghị, các bản dự thảo giúp các bên giải quyết tranh chấp của mình. Các kiên nghị và bản dự thảo này chỉ mang tính tham khảo không bắt buộc đối với các bên.
Ví dụ: Nhờ có sự tham gia của Liên Xô với vai trò là bên thứ ba hoà giải mà tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan ở vùng Rann thuộc Kutch năm 1966 được giải quyết trong hoà bình.
1.4. Thông qua Ủy ban điều tra
- Ủy ban điều tra thành lập theo quy định tại Công ước La Hay năm 1899 và 1907 (Chương 16.3). Phương thức điều tra có sự tham gia của bên thứ ba với nhiệm vụ điều tra sự thật xung quanh tranh chấp ví dụ như tìm ra sự kiện làm nảy sinh tranh chấp đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực về quyền con người, phương thức điều tra được sử dụng như là biện pháp bảo vệ các mục tiêu chính trị hơn là việc tìm ra sự thật khách quan của vụ tranh chấp.
- Ủy ban điều tra có hai loại là Ủy ban đặc biệt và Ủy ban thường trực.
- Báo cáo của Ủy ban điều tra chỉ xác nhận một cách khách quan những tình hình, sự kiện đã xảy
ra, không có tính chất như quyết định của trọng tài hay phán quyết của toà án � Các bên tranh chấp có
toàn quyền trong việc chấp nhận hay bác bỏ báo cáo của Ủy ban điều tra.
Ví dụ tranh chấp giữa Chile và Mỹ trong vụ Letelier và Moffit (1992) và tranh chấp giữa Đan Mạch và Vương Quốc Anh trong vụ Red Crusader (1962).
1.5. Ủy ban hoà giải
- Để giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban hòa giải, các bên tranh chấp thỏa thuận và chỉ định bên thứ ba điều tra. Bên thứ ba sẽ xem xét mọi vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp, đưa ra các khuyến cáo và giải pháp cho các bên.
� Biện pháp này được đánh giá là tương tự như biện pháp hòa giải ở khía cạnh mục tiêu hướng tới. Tuy nhiên, khác với hòa giải, phương thức thông qua Ủy ban hòa giải phải trải qua trình tự thủ tục nhất định và gần như là một phương thức có tính pháp lý. Điều này không có nghĩa rằng, các khuyến cáo của bên thứ ba có giá trị ràng buộc các bên.
❖ Ưu - nhược điểm của các phương pháp ngoại giao
Các BPNG Ưu điểm Nhược điểm
Đàm phán
- Dễ dàng thể hiện ý chí các bên - Chủ động về thời gian, địa điểm. - Không có sự tham gia của bên thứ ba. - Tiết kiệm chi phí.
Phụ thuộc rất lớn vào thiện chí giữa hai bên đàm phán
Trung gian
- Bên thứ ba tạo điều kiện tích cực để giải quyết tranh chấp.
- Bên thứ ba không tham gia trực tiếp vào việc giải quyết.
- Tốn kém chi phí các bên.
Hoà giải
- Có tỉ lệ thành công cao.
- Bên thứ ba đưa ra nhiều khuyến nghị để các bên lựa chọn xem xét áp dụng.
- Bên thứ ba tham gia vào sâu trong tiến trình giải quyết dẫn tới dễ lộ bí mật, sút giảm lòng tin.
- Có thể bên thứ ba dùng ảnh hưởng của mình ép buộc các bên giải quyết theo hướng đã soạn thảo.
- Tốn chi phí.
Ủy ban điều tra
Là cơ quan chuyên môn nên việc tìm ra nguyên nhân của tranh chấp một cách dễ dàng
- Thường chỉ được coi là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết
- Dễ vượt quá thẩm quyền của Ủy ban điều tra
- Tốn kém chi phí.
Ủy ban hoà giải
Có các chuyên gia giúp giải quyết vấn đề tranh chấp nhanh chóng
- Tốn chi phí.
- Khó giữ bí mật, ảnh hưởng hình ảnh trên quốc tế.
2. Phương pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
2.1. Trọng tài quốc tế
- Trọng tài quốc tế là một trong những thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thông qua một hoặc nhiều trọng tài viên mà không phải đưa vụ tranh chấp ra trước tòa án Thủ tục trọng tài chỉ có hiệu lực khi các bên tranh chấp thỏa thuận và ghi nhận
trong thỏa thuận trọng tài tại hội đồng hoặc thỏa thuận kinh doanh. Quyết định thường là bắt buộc. - Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi có sự thỏa thuận và đồng ý của các bên hoặc dựa trên:
+ Điều khoản trọng tài (arbitration clauses): thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong hiệp định song phương hay đa phương và chỉ ra rằng nếu có tranh chấp xảy ra khi giải thích và thực thi hiệp định này thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết thông qua con đường trọng tài.
+ Thỏa thuận trọng tài (compromis): sau khi tranh chấp đã xảy ra, các bên mới thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài. Thông thường, thỏa thuận này còn chỉ định cụ thể trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp, ghi nhận thành phần tham gia, thẩm quyền của trọng tài và luật áp dụng.
+ Hiệp định về trọng tài.
● Phân loại
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, trọng tài được chia làm hai loại, trọng tài thường trực (institutinal) và trọng tài vụ việc (adhoc).
+ Trọng tài thường trực hoạt động liên tục dựa trên quy định tại các điều ước quốc tế. Sự thành công của trọng tài thường trực phải kể đến PCA và Tòa trọng tài luật biển quốc tế.
+ Trọng tài vụ việc hoạt động một cách độc lập dựa trên những quy tắc mà các bên tranh chấp hoặc đại diện hợp pháp của các bên thỏa thuận thống nhất mà không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào. Trọng tài vụ việc chiếm ưu thế về sự linh hoạt, tương đối rẻ và tiết kiệm thời gian nếu như các bên hợp tác cùng giải quyết tranh chấp.
Ngày 09/12/1978, Mỹ và Pháp đã giải quyết thành công tranh chấp liên quan tới Hiệp định về dịch vụ hàng không ngày 27/03/1946 bằng phương thức trọng tài vụ việc, tranh chấp Taba về cột mốc biên giới giữa Ai Cập và Israel năm 1988, vụ St Pierre et Miquelon về ranh giới trên biển giữa Canada và Pháp năm 1992.
- Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
+ Tòa trọng tài có thẩm quyền chung (Tòa Trọng tài thường trực Lahaye). + Tòa trọng tài có thẩm quyền chuyên môn (Tòa Trọng tài quốc tế về luật biển). - Căn cứ vào thành phần của tòa trọng tài:
+ Tòa trọng tài cá nhân (hay còn được gọi là Tòa trọng tài độc nhiệm). + Tòa trọng tài tập thể (có từ ba trọng tài viên trở lên).
● Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài
- Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền khiếu nại.
- Phán quyết của trọng tài chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trước đó tòa trọng tài chưa được biết đến.
- Trong thực tiễn, phán quyết của tòa trọng tài có thể bị coi là vô hiệu và các bên không có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó trong một số trường hợp sau khi tòa trọng tài ra phán quyết, nếu như các bên có quan điểm khác nhau về hiệu lực cũng như về việc giải thích và thi hành phán quyết trọng tài thì chính Tòa trọng tài đó sẽ xem xét và giải quyết.
● Ưu điểm
- Linh hoạt, mềm dẻo giải quyết.
- Tiết kiệm được thời gian các bên.
- Không có sự tham gia của bên thứ ba, đảm bảo bí mật của các bên.
● Nhược điểm
- Khó sử dụng quyền lực trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành phán
quyết của mình.
- Có nguy cơ trọng tài viên bị mua chuộc dẫn tới việc giải quyết không khách quan.
- Tốn chi phí hơn nhiều so với các biện pháp ngoại giao.
2.2. Toà án quốc tế
- Tòa án quốc tế là một thiết chế tài phán quốc tế giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo thủ tục tố tụng nhất định.
- Ưu – nhược điểm so với trọng tài: Nếu như ở thủ tục trọng tài các bên tranh chấp phải mất khoản chi phí ngay từ khi đăng ký thì ở thủ tục tòa án, các bên đăng ký đưa vụ tranh chấp ra giải quyết mà không cần phải mất bất kỳ khoản chi phí nào. Tuy nhiên, thủ tục tòa án có thể có sự tham gia của bên thứ ba, do đó, tính bảo mật thông tin giữa các bên tranh chấp có thể không được đảm bảo.
- Trên thế giới có rất nhiều tòa án quốc tế, tuy nhiên, ICJ chiếm vị trí quan trọng hơn cả. ICJ có 15 thẩm phán được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hợp quốc bổ nhiệm trên danh sách trọng tài thường trực (The Permanent Court of Arbiration – PCA) tiến cử với nhệm kì 9 năm và không hạn chế tái đắc cử. ICJ có quyền xem xét giải quyết tất cả các tranh chấp mà các bên đưa ra với thủ tục tố tụng nghiêm ngặt.
Sau ICJ, toà án quốc tế đóng vai trò cực kì quan trọng đó là Toà án quốc tế về luật biển, hoạt động theo quy định của UNCLOS. Toà án quốc tế về luật biển bao gồm 21 thẩm phán với nhiệm kì 9 năm và có thể tái đắc cử. Tổng Thư kí Liên Hợp quốc bốc thăm lựa chọn những người trong lần bầu cử đầu tiên và bốc thăm sẽ mãn nhiệm. Toà án giải quyết tranh chấp liên quan tới khai thác vùng, các tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS.
● Giá trị của phán quyết
Giá trị phán quyết của toà án là chung thẩm, không thể kháng cáo hay kháng nghị và buộc các bên phải thi hành.
● Ưu điểm
- Phán quyết mang tính chung thẩm và có thể áp dụng thi hành ngay.
- Phán quyết mang tính công bằng và khách quan cao.
- Cơ chế thực thi được đảm bảo bằng quyền lực và các biện pháp của tổ chức quốc tế thành lập
nên trọng tài ấy.
Ví dụ phán quyết của Tòa án công lý quốc tế sẽ được đảm bảo thực hiện bằng sự can thiệp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nếu một bên không thực thi hoặc không tuân thủ phán quyết của Tòa án này.
● Nhược điểm
- Thủ tục giải quyết phức tạp, thời gian kéo dài.
- Việc xét xử công khai đễ bộc lộ những bí mật giữa các bên.
- Tốn kém chi phí cho việc giải quyết cũng như rà soát sai sót.
2.2.3. Một số cơ quan tài phán quốc tế khác
Thiết chế tài phán của Tổ chức thương mại thế giới
Với mục đích tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo các hiệp định có liên quan.
- Tổ chức