1.2. Quản lý Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại cấp huyện
1.2.2. Nguyên tắc quản lý VĐTXDCB từ NSNN
Một là, VĐTXDCB từ NSNN sử dụng đúng đối tượng và quy hoạch
“Đối tượng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là các dự án, công trình xây dựng thuộc cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng thiết yếu cho người dân, phúc lợi chung của xã hội, hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh... Các công trình này được đầu tư từ nguồn NSNN theo phương thức cấp phát không hoàn trả, không có khả năng thu hồi vốn và hơn thế nữa công trình xây dựng gắn liền với đất xây dựng. Vì vậy đòi hỏi quản lý chi đầu tư XDCB phải xác định rõ phạm vi và dự án, công trình xây dựng thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn NSNN phải tuân thủ quy hoạch.”
Hai là, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước sử dụng đúng kế hoạch, đúng niên độ.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước được xác định trong kế hoạch Ngân sách nhà nước hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển KTXH
của địa phương, từng đơn vị cơ sở, khả năng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
Thực hiện nguyên tắc này, danh mục các DA ĐTXD trong từng kỳ kế hoạch phải là các DA có trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuộc đối tượng đầu tư từ nguồn NSNN theo quy định của Luật NSNN.
“Vốn đầu tư XDCB chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư XDCB theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không được sử dụng cho các mục đích khác như dùng để trang trải các nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị...” “Quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo đúng kế hoạch vốn đã được duyệt cho từng công trình; tổng số vốn cấp phát thanh toán trong năm kế hoạch cho từng dự án đầu tư không được vượt kế hoạch vốn năm của dự án được duyệt; không được điều chuyển vốn từ công trình này sang công trình khác nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, đặc biệt là việc điều chuyển vốn từ công trình trung ương sang công trình địa phương.”“Các khối lượng XDCB hoàn thành phải có trong kế hoạch XDCB năm mới được cấp phát vốn thanh toán. Khối lượng XDCB vượt tiến độ thuộc các công trình có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng và cấp có thẩm quyền cân đối được nguồn vốn thì mới được cấp phát thanh toán.” Kế hoạch VĐTXDCB năm chỉ có hiệu lực thực hiện trong năm kế hoạch theo niên độ Ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng chuyển nguồn sang năm sau.
“Ba là, đảm bảo theo mức khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong
phạm vi giá dự toán được duyệt.”“Sản phẩm XDCB có vốn đầu tư lớn, thời gian xây
dựng dài, kết cấu kỹ thuật phức tạp.”“Quản lý và cấp vốn theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch nhằm đảm bảo vốn cho quá trình đầu tư XDCB được tiến hành liên tục đúng kế hoạch tiến độ, kiểm tra chặt chẽ được chất lượng từng khối lượng XDCB và chất lượng của công trình hoàn thành, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có vật tư đảm bảo, trách ứ đọng và gây thất thoát và lãng phí vốn đầu tư.”
“Sản phẩm XDCB có tính đơn chiếc, mỗi công trình có một thiết kế và dự toán riêng.”“Dự toán công trình xây dựng phản ánh những chi phí cần thiết và là giới hạn
mức vốn tối đa được phép đầu tư xây dựng công trình được xác định dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá XDCB và các chính sách chế độ của Nhà nước quy định.”“Hơn nữa, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN là quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”“Vì vậy, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải dựa vào dự toán đã được duyệt và chỉ trong phạm vi dự toán đã được duyệt.”
“Khối lượng XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự xây đầu tư và xây dựng, có trong dự toán, có trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.”
“Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được cấp phát thanh toán trong phạm vi giá dự toán đã duyệt. Trong trường hợp tổ chức đấu thầu, thì mức vốn cấp phát thanh toán là giá trúng thầu hoặc giá được tính theo đơn giá trúng thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giá trúng thầu hoặc giá tính theo đơn giá trúng thầu không được vượt dự toán đã được duyệt. Các trường hợp vượt dự toán đòi hỏi chủ đầu tư phải lập dự toán bổ sung, giải trình và chỉ được cấp vốn thanh toán khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.”
“Bốn là, đảm bảo các dự án, công trình thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư
và xây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt.”“Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình trình đầu tư và xây dựng từng công trình.”“Các dự án đầu tư không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng gồm 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.”“Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc gối đầu, xen kẽ tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tư.”
phê duyệt là căn cứ pháp lý quy định về quy mô, kết cấu, định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật của vật tư thiết bị cấu thành từng khối lượng, các giải pháp kỹ thuật công nghệ xây dựng công trình, giá trị từng khối lượng của công trình và công trình.” “Vì vậy, để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế và dự toán các công trình xây dựng.” “Trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, muốn kiểm tra khối lượng và chất lượng từng khối lượng XDCB hoàn thành để xác khối lượng đủ điều kiện được cấp vốn và quyết định mức vốn cấp phát thanh toán thì không thể thiếu được tài liệu thiết kế và dự toán của công trình được duyệt.”
“Khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các đơn vị chủ đầu tư phải tuân thủ đúng trình tự các công việc lập, thẩm định, trình phê duyệt tài liệu thiết kế, dự toán của công trình và gửi tài liệu thiết kế, dự toán của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cơ quan quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN.”
Năm là, cân đối theo nguồn Ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản bao gồm
nguồn Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển tập trung, nguồn Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, nguồn Ngân sách nhà nước chi chương trình mục tiêu, nguồn ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương... Mỗi nguồn Ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản có phạm vi và đối tượng đầu tư khác nhau, vì vậy quản lý chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản phải đúng nguồn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tuân thủ nguyên tắc cân đối Ngân sách nhà nước trong quản lý vốn Ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo phân bổ Ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, có trọng điểm và phù hợp với tiến độ đầu tư từng dự án, công trình xây dựng; tránh đầu tư dàn trải và không đảm bảo tiến độ đầu tư của các dự án, công trình và tránh nợ đọng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
“Sáu là, nguyên tắc công khai, minh bạch có kiểm tra kiểm soát.” “Công khai,
lực nhà nước, vừa là cơ chế kiểm soát quyền lực NN.” Tuy nhiên, không thể công khai hoá các hoạt động đầu tư XDCB của các cơ quan NN. Bởi trên thực tế, một số lĩnh vực hoạt động của nhà nước cần tuyệt đối giữ bí mật, ví dụ như các hoạt động quốc phòng, an ninh quốc gia, tình báo, quân sự.
Bên cạnh đó việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện bởi các cơ quan được giao nhiệm vụ đòi hỏi người dân cần phải được tham gia, trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình vào quá trình ra quyết định, thực hiện và giám sát trong các lĩnh vực ĐTXDCB.