Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại cấp

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 38)

1.2. Quản lý Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại cấp huyện

1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại cấp

cấp huyện

1.2.3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý VĐTXDCB từ NSNN

“UBND các cấp lập các phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định. Phương án này tuỳ từng điều kiện cụ thể thường sắp xếp thứ tự ưu tiên chi tiết rõ hơn như trả nợ, quyết toán, đối ứng, trọng điểm, chuẩn bị đầu tư, chuyển tiếp, đầu tư mới...”

“Trách nhiệm lập dự toán NSNN cho đầu tư XDCB của huyện do UBND lập mà cụ thể là Phòng Tài chính - Kế hoạch và trình HĐND phê duyệt. HĐND huyện sẽ giám sát, xem xét dự toán lập và phê duyệt. Sau đó, dự toán vốn đầu tư XDCB được nộp lên cấp trên quản lý. ”

“Việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong ngân sách địa phương được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí sau:”

”Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, sau khi đã xác định được nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB từ NSNN năm kế hoạch, căn cứ vào số kiểm tra và dự toán khả năng chi NSNN cho đầu tư XDCB, tiến hành cân đối giữa nhu cầu và khả năng để lựa chọn ưu tiên danh mục các dự án được phân bổ vốn đầu tư năm kế hoạch. ”

”Việc phân bổ dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB các dự án phải lựa chọn theo thứ tự ưu tiên phân bổ: (i) Các dự án hoàn thành chưa thanh quyết toán vốn, (ii) Các dự án dở dang chuyển tiếp sang năm kế hoạch, (iii) Các dự án đề xuất đầu tư mới năm kế hoạch. Đối với các dự án đầu tư mới năm kế hoạch không chỉ cân đối khả

năng NSNN năm kế hoạch mà còn phải cân đối khả năng NSNN đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án trong thời hạn hợp lý, tránh bố trí vốn đầu tư dàn trải trong quá nhiều năm. ”

”Các dự án đủ điều kiện, đúng chỉ tiêu được giao, theo đúng quy định của Chính phủ,…. Sẽ được UBND huyện phân bổ theo nghị quyết của HĐND. Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư, KBNN để lập dự thảo kế hoạch phân bổ vốn. Dự thảo được chuyển cho UBND huyện thông qua sau đó báo cáo HĐND về kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các công trình XDCB hàng năm. ”

Trong tổ chức bộ máy QLNN về XDCB, HĐND có vai trò rất quan trọng. Xác định việc quản lý ĐTXDCB từ nguồn ngân sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế và xã hội của các địa phương, công tác thanh tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên nhằm hạn chế sai sót, chống thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công, đảm bảo tính hiệu quả cho việc đầu tư. Vai trò của HĐND là thường xuyên tiến hành giám sát theo chương trình, kế hoạch giám sát hàng năm được HĐND huyện thông qua. Nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, phương thức giám sát được cải tiến, đổi mới, những kết luận giám sát chỉ rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và có các kiến nghị, yêu cầu cụ thể để các cơ quan,tổ chức tiếp thu, khắc phục.

“Trong lĩnh vực xây dựng, Uỷ ban nhân dân giữ vai trò tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch xây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn; quản lý đầu tư, khai thác sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quản lý việc khai thác và sản xuất kinh doanh...”

Kho bạc nhà nước: tham gia thẩm định tạm ứng, thanh toán và quản lý tất cả chi đầu tư thuộc ngân sách nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, Phòng Tài chính Kế hoạch và các đơn vị liên quan trong việc bảo đảm nguồn chi và thủ tục thanh toán cho dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn.

1.2.3.2. Lập kế hoạch Vốn Đầu tư XDCB từ NSNN

quản lý bởi nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các bước đi tiếp theo nhằm đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra. “Lập kế hoạch nhằm xác định mục tiêu cần đạt được là cái gì?”“Phương tiện để đạt được mục tiêu đó như thế nào?”

Qua đó chúng ta có tiếp cận khái niệm về lập kế hoạch như sau: “Lập kế hoạch

là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn phương thức để đạt được các mục tiêu đó” [19, tr20]

“Như phần trên đã phân tích, vốn đầu tư XDCB từ NSNN luôn đồng hành với các dự án đầu tư.”“Do vậy, việc xây dựng kế hoạch vốn cũng được gắn với xây dựng dự án và phê duyệt các dự án đầu tư XDCB.”

“Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tiễn để xây dựng và lựa chọn dự án đầu tư XDCB.”“Các dự án đầu tư để được duyệt cấp vốn cần phải có đủ các điều kiện theo luật định.” Cụ thể là:

“- Đối với các dự án về xây dựng quy hoạch: phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt.”

“- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị.”

“- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm 31/10 trước năm kế hoạch, có thiết kế, có dự toán và tổng mức vốn được duyệt theo quy định.”

“Để phân bổ được vốn đầu tư hàng năm, sau khi lựa chọn được danh sách dự án phải qua bước lập kế hoạch vốn đầu tư hằng năm, gồm các nội dung sau:”

“- Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên để tránh tình trạng mất cân đối giữa vốn ít mà yêu cầu của dự án thì nhiều, trước khi triển khai bước này cấp trên đã có chỉ đạo giao chỉ tiêu tổng hợp hướng dẫn: gồm tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong và ngoài nước, cơ cấu ngành, vùng, dự án trọng điểm... đúng với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và HĐND các cấp.”

“- Các bộ tổng hợp, xem xét và lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

“- UBND các tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư xin ý kiến thường trực HĐND tỉnh trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.”

“- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho Bộ Tài chính và các tỉnh.”

“Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư được tiến hành theo quy định của Luật NSNN.”

“Xây dựng kế hoạch triển khai chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN huyện. Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB phải được tiến hành đồng thời với lập dự toán chi NSNN. Đây thực chất là việc tính toán, xác định các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết về số chi đầu tư XDCB năm kế hoạch của NSNN cấp huyện, từng dự án công trình xây dựng... trên cơ sở cân đối và lựa chọn ưu tiên giữa nhu cầu chi và khả năng của NSNN cấp huyện.”

”Yêu cầu đặt ta trong quản lý ngân sách đòi hỏi phải được lập trên cơ sở chính sách và kế hoạch phát triển xã hội của huyện, theo đúng quy định của Luật NSNN; đảm bảo dự toán chi NSNN cho đầu tư chỉ bố trí cho dự án đầu tư có đủ điều kiện đầu tư và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm.. ”

”Xác định nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB, trước hết phải xác định danh mục các dự án đầu tư năm kế hoạch. Đó là các dự án hoàn thành chưa thanh quyết toán vốn, các dự án dở dang chuyển tiếp sang năm kế hoạch, các dự án đề xuất đầu tư mới. Các chủ đầu tư của từng dự án sẽ lập kế hoạch vốn đầu tư để gửi cơ quan tài chính huyện trên cơ sở giao chỉ tiêu tổng hợp hướng dẫn. Nhu cầu vốn đầu tư XDCB các dự án hoàn thành chưa thanh quyết toán vốn, các dự án dở dang chuyển tiếp sang năm kế hoạch được xác định căn cứ vào báo cáo tình hình thực hiện đầu tư các dự án. Nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB các án đề xuất đầu tư mới năm kế hoạch xác định dựa vào thực trạng KTXH năm báo cáo, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5

năm. Đối với các dự án mới, căn cứ cho việc lập dự toán là tổng mức đầu tư. ” ”Nhu cầu chi đầu tư XDCB hằng năm được xác định bao gồm: chi dự án đầu tư XDCB tiếp tục từ năm trước chuyển sang, chi dự án mới dược duyệt và dự toán chi dự án mục tiêu trong triển vọng. Trách nhiệm lập dự toán NSNN cho đầu tư XDCB của huyện do UBND lập mà cụ thể là Phòng Tài chính - Kế hoạch và trình HĐND phê duyệt. HĐND huyện sẽ giám sát, xem xét dự toán lập và phê duyệt. Sau đó, dự toán vốn đầu tư XDCB được nộp lên cấp trên quản lý. ”

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng Vốn đầu tư xây dựng cơ bàn (VĐTXDCB) từ NSNN

Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình xác định những công việc phải làm và phân công cho các đơn vị, cá nhân đảm nhận các công việc phải làm để đạt được mục tiêu như đã nêu trong nội dung lập kế hoạch.

a) Tạm ứng Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thông qua Kho bạc Nhà nước (KBNN)

Trong các nội dung quản lý VĐTXDCB từ NSNN thì cấp phát VĐTXDCB là một trong những nội dung quan trọng. Cấp phát VĐTXDCB là quá phân bổ kế hoạch VĐT cho các DA theo kế hoạch phân bổ VĐT hàng năm, cấp phát VĐT cho các dự án đầu tư này theo kế hoạch phân bổ VĐT đã được phê duyệt. Tham gia vào quá trình giải ngân, thanh toán VĐTXDCB từ NSNN cấp huyện trực tiếp có hai chủ thể là KBNN “và chủ đầu tư của dự án.”“Mỗi chủ thể có chức năng, nhiệm vụ khác nhau:”

- KBNN cấp huyện:

“+ KBNN sau khi nhận hồ sơ sẽ kiểm soát sự đầy đủ, tính hợp pháp hợp lệ của tài liệu, của hồ sơ (tính bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo qui định. Đồng thời, căn cứ vào kết quả kiểm tra và tạm ứng vốn hàng năm, số vốn thanh toán, KBNN sẽ xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, thanh toán. “

“+ KBNN có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị về thủ tục, giải đáp thắc mắc cho các đơn vị khi thực hiện thanh toán. “

“+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian, qui trình, thủ tục và mức vốn đầu tư được thực hiện thanh toán khi tiếp nhận đề nghị của chủ đầu tư [ phụ lục 02,

VB KBNN ban hành] “

“- Chủ đầu tư các dự án:”

+ Có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý cho hồ sơ xin thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ cấp huyện.

Tạm ứng thanh toán vốn đầu tư là quá trình Kho bạc nhà nước thực hiện đề nghị của chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư đến tay nhà thầu (tư vấn, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, ....) và chi tiêu cho bản thân chủ đầu tư. “Bản chất của việc cấp vốn là Nhà nước (chủ đầu tư là người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt, thiết bị công nghệ và các sản phẩm xây dựng cơ bản khác của nhà thầu.” “Do đó, việc cấp đúng, cấp đủ tức là cấp đúng giá trị của bản thân hàng hóa XDCB mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư.”“Cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN là khâu quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.”

Để thanh toán vốn đầu tư, theo quy định, chủ đầu tư mở tài khoản ở Kho bạc nhà nước, phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu cơ sở của dự án.”

Nội dung cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cấp phát và thu hồi tạm ứng, cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành.

Việc tạm ứng vốn đầu tư XDCB được tiến hành qua hai khâu:

- Tạm ứng Ngân sách (hay còn gọi là ứng trước dự án): Đối tượng được phép ứng trước kế hoạch năm sau là các dự án, công trình quốc gia và công trình xây dựng cơ bản thuộc nhóm A, đủ điều kiện thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, đang thực hiện và cần phải đẩy nhanh tiến độ; các nhiệm vụ quan trong, cấp bách được xác định thuộc dự toán năm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm, chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được [Văn bản do BTC ban hành, PL02]

“Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước dự toán ngân sách trung ương.”Việc chi ứng trước dự toán NS các cấp chính quyền địa phương do

Chủ tịch UBND quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi ứng trước.” - Tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu: Việc tạm ứng VĐT cho nhà thầu thi công các DAĐT xuất phát từ đặc điểm của dự án ĐTXD thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Do đó, để các nhà thầu có đủ vốn thực hiện dự án thì nhà nước cần tạm ứng trước vốn cho các nhà thầu nhằm mục đích chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án. Đối với nội dung tạm ứng cho nhà thầu. “Bộ tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư từ NSNN.” Mức tạm ứng cho nhà thầu được quy định tối thiểu 25% và tối đa 50% giá trị hợp đồng.

Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành: là việc KBNN kiểm soát thanh toán vốn cho công trình của chủ đầu tư khi có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đã được nghiệm thu và đủ điều kiện được cấp phát vốn thanh toán.

b) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

“Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được quyết toán theo hai hình thức là quyết toán niên độ và quyết toán công trình, dự án hoàn thành.”

“- Quyết toán niên độ NSNN: Do là vốn đầu tư từ NSNN việc quản lý phải theo chu trình ngân sách, trong chu trình đó có các giai đoạn lập, quyết định và phân bổ ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước.” “Quyết toán niên độ vốn đầu tư NSNN là việc xác định, tổng hợp toàn bộ số thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách, thời gian tổng hợp số liệu từ 01/01 năm thực hiện cho đến hết 31/01 năm sau.” “Nội dung các báo cáo quyết toán theo đúng quy định của Bộ Tài chính, phù hợp với nội dung kế hoạch dự toán được duyệt, đối chiếu nguồn vốn cho từng công trình, dự án và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước.”

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)