Khái quát hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý VĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 53)

2.1. Khái quát về đặc điểm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Khái quát hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý VĐTXDCB từ NSNN

Đầu tư bằng các nguồn vốn của Nhà nước, trong đó có VĐTXDCB từ Ngân sách nhà nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ, trong đó có huyện Lâm Thao nói riêng. “Các công trình, dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn từ NSNN đã kịp thời giải quyết những yêu cầu bức thiết trong đời sống xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.”

Hiện nay, việc quản lý VĐTXDCB từ Ngân sách nhà nước ở nước ta đang được “thực hiện theo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,...” và các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành... “Đồng thời, trong giai đoạn 2016-2019, trên cơ sở Nghị quyết số 05/NQ-TW, ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14, ngày 8/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.”

Nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm: cơ cấu lại đầu tư công, DNNN và các TCTD, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 và kế hoạch vay, trả nợ công; hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn DAĐT; thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại NSNN và nợ công.

Thực hiện chủ trương này, tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2016 Về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 – 2020; Nghị quyết Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 về việc phân cấp, ủy quyền một số nội dung quản lý xây dựng của UBND cấp huyện trên địa bàn; Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND, ngày 8 tháng 11 năm 2018 Quy định một số nội dung chi, mức chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ… Như vậy, với các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và tỉnh Phú Thọ, hệ thống các luật và văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bao quát tương đối toàn diện về quản lý đầu tư và là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, trong đó có quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại các cấp (Chi tiết các văn bản được thể hiện tại Phụ lục số 2).

2.2.2. Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ giai đoạn 2016 - 2019

Trong thời gian vừa qua, Huyện xác định đầu tư kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng, từ đó huyện đã ra chủ chương và thực hiện huy động được hàng nghìn tỷ đồng ĐTXD các công trình quan trọng như: giao thông, thủy lợi, trụ sở làm việc của các cơ quan, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa từ huyện đến các xã.

Trong thời gian qua, huy động VĐTXDCB đạt khá, nhất là khu vực ngoài NSNN. Trong 4 năm qua tổng VĐTXDCB trên địa bàn liên tục có sự gia tăng. Huyện đã thu hút được một lượng VĐTXDCB không nhỏ là 5.643.876 triệu đồng chiếm

khoảng 45% giá trị sản xuất của toàn huyện. Số VĐTXDCB năm sau cao hơn so với năm trước, tăng trưởng cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng của huyện. Năm 2016 tổng VĐTXDCB trên địa bàn huyện là 1.281.161 triệu đồng, tăng 2,51% so với năm 2015 thì đến năm 2019 tổng VĐT XDCB đã tăng lên 1.609.316 triệu đồng, với tốc độ tăng vượt trội, lên đến 12,41%. Số VĐTXDCB đó nhằm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Biểu đồ 2.1. Tổng vốn ĐTXDCB của huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)

Về tình hình ĐTXDCB từ vốn NSNN trong giai đoạn 2016-2019 ta thấy: tổng quy mô vốn Ngân sách có tăng hàng năm, năm 2016 là 226.125 trđ, năm 2017 là 237.058 trđ, năm 2018 là 258.409 trđ, đến năm 2018 tổng nguồn này đã đạt 287.263 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng năm 2019 tăng cao lên đến 11, 17% so với năm 2018. Trong tổng Vốn đầu tư XDCB, VĐT XDCB từ Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong giai đoạn vừa qua, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN trung bình chỉ chiếm 17,87%. Còn lại 82,13% thuộc nguồn vốn khác. Điều đó cho thấy ĐTXDCB từ NSNN nước còn có một tác động rất quan trọng. Có vai trò thúc đẩy đầu tư tư nhân, động viên huy động ”nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng vì việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân, làm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. ”

1.281.161 1.321.771 1.431.628 1.609.316 2,510% 3,170% 8,311% 12,412% ,000% 2,000% 4,000% 6,000% 8,000% 10,000% 12,000% 14,000% 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Biểu đồ 2.2. Vốn NSNN đầu tư XDCB của huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)

VĐTXDCB từ NSNN huyện đều tập trung vào nhóm các loại DA có quy mô vốn nhỏ, dự án nhóm B và C. Trong số đó, huyện ưu tiên thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật hơn nên số VĐTXDCB cho các nhóm này chiếm tỷ trọng lớn hơn. Trong vòng 4 năm qua, các dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tổng số vốn từ ngân sách là 692.862 trđ (chiếm 69% tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho XDCB), trong khi đó, nhóm hạ tầng xã hội là 315.993 triệu đồng (chiếm 31%). ( Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Loại dự án Hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng xã hội

Năm 2016 B,C 157.156 68.969

Năm 2017 B,C 165.941 71.117

Năm 2018 B,C 174.426 83.983

Năm 2019 B,C 195.339 91.924

Tổng 692.862 315.993

(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)

226.125 237.058 258.409 287.263 4,550% 4,835% 9,007% 11,166% ,000% 2,000% 4,000% 6,000% 8,000% 10,000% 12,000% 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 53)