Quan điểm, định hướng của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong việc nâng cao

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước đến năm 2025

3.2.1. Quan điểm

“Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã nêu rõ quan điểm:”

“Hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và xã hội. ”

“Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công thông qua xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch đầu tư trung hạn và dài hạn. Ưu tiên đầu tư các công trình có tính cấp bách, trọng tâm, trọng điểm. ”

“Tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm bảo đảm phát huy sử dụng vốn đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả, xử lý nghiêm các vi phạm gây tổn thất, lãng phí. ”

“Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các dự án thiếu tính khả thi, kém hiệu quả để tập trung đầu tư cho các công trình và dự án cấp bách khác. ”

“Nâng cao chất lượng công tác QLNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. ”

“Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tư, phân bổ nguồn vốn, phát huy tính chủ động sáng tạo đề cao trách nhiệm và có chế tài mạnh đối với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong các quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo quản lý thống nhất. ” [16.tr10]

Thực hiện chủ trương của Đảng, tỉnh Phú Thọ, trong đó có huyện Lâm Thao quán triệt rõ chính sách quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN có vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH. Huyện xác định phát triển KTXH đến năm 2025 phải phù hợp với Chiến lược phát triển KTXH cả nước và tỉnh, quy hoạch phát triển KTXH vùng Kinh tế trọng điểm miền Bắc, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực cả nước, trong đó tập trung đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường

tiềm lực của lực lượng sản xuất. “Trong đó, cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công là một nội dung quan trọng.”“Đây là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân, qua đó góp phần nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện thể chế của Nhà nước.”

3.2.2. Định hướng

Định hướng đổi mới quản lý vốn XDCB từ Ngân sách nhà nước thời gian tới cụ thể như sau:

“- Đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu”“Chính phủ và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương. ”

“- Đổi mới công tác quy hoạch để tạo sự gắn kết, thống nhất một cách có hệ thống, dựa trên quan điểm tổng hợp, thống nhất và đa ngành. Bảo đảm thống nhất lợi ích giữa Trung ương với địa phương, giữa ngành này với các ngành khác, giữa ngành với tỉnh, giữa các tỉnh với nhau, giữa Nhà nước với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội.

“- Kiên quyết xóa bỏ tình trạng phê duyệt quá nhiều DA vượt nguồn lực hiện có, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra nhiều năm.

“- Thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân cùng đầu tư với Nhà nước theo nguyên tắc công tư kết hợp. ”

“- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi tài chính của khu vực công.”

“- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh doanh nghiệp nhà nước; đặc biệt là cơ chế quản lý vốn, tách bạch tài chính doanh nghiệp với tài chính nhà nước.”“Đối với tài chính của các cơ quan công quyền và các đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung đổi mới là tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn việc đổi mới với công cuộc cải cách hành chính và việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả…

- Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính nhà nước, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, điều hành có hiệu quả hơn hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.” “Gắn việc đổi mới đầu tư công với xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh.

- Thay đổi cơ bản về thể chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước/đầu tư công, và quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính an toàn và bền vững.”“Nâng cao năng lực và hiệu lực hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kết quả quản lý và sử dụng đầu tư công.”“Quy định rõ ràng trách nhiệm vật chất của những người đứng đầu cơ quan chính quyền nhà nước mỗi cấp trước kết quả quản lý đầu tư công của cấp đó.” “Đổi mới công tác thanh tra, giám sát tài chính trong toàn bộ quá trình quản lý tài chính công.”

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)