Nguyên nhân của những điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao,

2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu

Những điểm yếu còn tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Huyện Lâm Thao trong giai đoạn vừa qua, bao gồm từ công tác tổ chức bộ máy quản lý đến các khâu quản lý nguyên nhân đầu tiên cần nói đến là do nguồn nhân lực trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các chế tài quản lý, nguồn vốn đầu tư cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Thứ nhất, năng lực quản lý dự án của huyện còn nhiều yếu kém chưa chuyên

nghiệp. ”Thành viên trong các BQLDA hầu như được điều động chủ yếu từ các phòng ban khác trong UBND huyện, xã nên chất lượng, kỹ năng, kinh nghiệm của các thành viên trong các BQLDA chưa đồng đều và còn yếu. ”

Thứ hai, đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra và giám sát còn hạn chế. “Các cơ quan

kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.”

Thứ ba, cơ chế chịu trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát

chưa được thiết lập dẫn đến việc xác định trách nhiệm trong một số trường hợp sai phạm khó được làm rõ. ”

Thứ tư, công tác lựa chọn nhà thầu ít tính cạnh tranh, chấm thầu chủ yếu vẫn

do đơn vị tư vấn thực hiện, chưa có sự tham gia sâu rộng của các BQLDA.

“Thứ năm, sự tham gia của người dân trong giám sát đầu tư công hiện nay còn

nhiều hạn chế.

Thứ sáu: các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh. Mặc dù những năm gần đây

Nhà nước đã quan tâm thay đổi bổ sung cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB tương đối đầy đủ.” Tuy nhiên, mức độ vi phạm và hình thức xử lý trong một số trường hợp cụ thể vẫn chưa quy định chi tiết.”

Thứ bảy, các cơ quan quản lý chưa thực hiện tròn trách nhiệm, còn nhiều hạn

chế dẫn đến tình trạng công tác kế hoạch vốn đầu tư chưa gắn với quy hoạch xây dựng.” Còn có biểu hiện cơ chế "xin - cho" trong công tác bố trí kế hoạch VĐT, dẫn đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Gây ra hiện tượng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm thường hay điều chỉnh”

Thứ tám, do nguồn vốn NSNN hạn hẹp và tiến độ giải ngân vốn chậm, hàng

năm, nguồn vốn đầu tư từ NSNN thường chiếm khoảng 15-22% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó NSNN của huyện chỉ chiếm 9,91%, dẫn đến còn nhiều hạn chế trong việc bố trí vốn đầu tư.”“Tiến độ giải ngân vốn đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Vì khi tiến độ giải ngân vốn chậm dẫn đến thời gian thi công dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng sẽ gây lãng phí.”

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)