Thực trạng về bộ máy quản lý VĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)

2.3. Thực trạng về quản lý VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh

2.3.1. Thực trạng về bộ máy quản lý VĐTXDCB từ NSNN

Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước huyện” Lâm Thao tỉnh Phú Thọ được tổ chức theo sơ đồ 2.1.

“HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước cấp huyện, quyết định các vấn đề quan trọng của huyện, phê duyệt dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, trong đó có danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư XDCB; phê duyệt quyết toán ngân sách cấp huyện do UBND huyện trình.Thực hiện giám sát quá trình thực hiện dự toán ngân sách, quá trình thực hiện các dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý.”

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy QLNN về XDCB của huyện Lâm Thao

“Nguồn: Tác giả tự mô hình hóa”

VĐTXDCB từ NSNN UBND huyện: Trong Bộ máy quản lý NSNN cho ĐTXDCB trên địa bàn cấp huyện, UBND là cơ quan hành pháp cấp huyện, UBND huyện vừa là người quyết định đầu tư (cơ quan chủ quản đầu tư) vừa là chủ đầu tư các dự án thuộc phạm vi huyện phân cấp quản lý. UBND huyện có nhiệm vụ thực hiện việc tổng hợp và phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các xã, thị trấn, giao kế hoạch chi tiết cho từng chủ đầu tư sau khi được

HĐND huyện phê chuẩn; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, chỉ định thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình quyết định.”

“Uỷ ban nhân dân huyện lập phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB trình HĐND huyện quyết định. “Theo Nghị quyết của HĐND, UBND huyện phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế đúng với nghị quyết HĐND, huyện uỷ chỉ đạo, của UBND tỉnh về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.”

“Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.” “Sau khi phân bổ vốn đầu tư UBND huyện có trách nhiệm gửi kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho Sở Tài chính”

+ “Ưu tiên thanh toán nợ XDCB: bố trí vốn cho các công trình đã được quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng còn thiếu vốn.”

“+ Tập trung vốn cho các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch.”

+ “Phân bổ vốn cho các dự án mới dân sinh bức xúc cần làm ngay: Giao thông, thoát nước, giáo dục, y tế...”

+ “Bố trí vốn cho các DA mới đủ điều kiện giao vốn theo quy định của nhà nước.”

“Ban Kinh tế - Xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, ...” ở địa phương.

“Kho bạc nhà nước huyện: tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.”“Kho bạc nhà nước huyện có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều

kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tham gia nhiệm vụ quản lý XDCB tại địa phương, KBNN Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao quản lý theo sự phân công của KBNN tỉnh; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao quản lý.”

Các cơ quan chức năng khác bao gồm: ban quản lý công trình công cộng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, ban quản lý đầu tư xây dựng kinh tế, phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, phòng y tế, phòng giáo dục đào tạo... cùng UBND các xã trong huyện thực hiện các chức năng giám sát, nghiệm thu về chuyên môn trong lĩnh vực của mình đối với các hạng mục XDCB của địa phương.

Bảng 2.2: Đánh giá về hoạt động của bộ máy quản lý về vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2016-2019

Kết quả đánh giá về hoạt động của bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2019 được tác giả tổng kết trong bảng 2.2.

Qua bảng tổng kết ta thấy: “đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý dự án nhìn chung cũng chưa cao. Mức đánh giá chỉ từ 2,58 tới 2,74. Hiện tại, thành viên trong các BQLDA hầu như được điều động chủ yếu từ các phòng ban khác trong UBND Huyện, xã nên chất lượng, kỹ năng, kinh nghiệm chưa đồng đều và còn yếu. ”

“Bên cạnh đó, hiện nay, thay vì việc có một BQLDA đầu tư xây dựng công trình tập trung thì hiện nay tại Lâm Thao, mỗi dự án lại thành lập một BQLDA riêng với các thành phần chủ yếu là kiêm nhiệm. Chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn, không chỉ tạo ra sự không thuận lợi về giải quyết các thủ tục hành chính cho các chủ đầu tư và nhà thầu thi công khi có quá nhiều chủ thể tham gia quản lý dự án. Điều này dẫn tới đánh giá về dịch vụ công trong đầu tư công còn chưa cao. ”

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 57)