2.1. Khái quát về đặc điểm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
“Huyện Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ từ năm 1945; đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu. Đến năm 1999, huyện Lâm Thao lại được tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính. Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ. Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về Thành phố Việt Trì. Đến nay, Huyện Lâm Thao có diện tích 9769,11 ha, với dân số 99.700 người và gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã.”“Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng và Cao Xá.”
“Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’ - 105021’ độ kinh Đông, cách trung tâm Thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp Thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.”
“Đây là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa Thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển.”“Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông
Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và Thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…
Với địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%.”“Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới.” “Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.”