Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

2.1. Khái quát về đặc điểm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

“Huyện Lâm Thao là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ.” “Sát di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, Lâm Thao nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Lực lượng lao động dồi dào, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.”

Trong giai đoạn năm 2011 - 2017, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành nghề chủ đạo với tốc độ tăng trưởng cao, đạt bình quân đạt 5,62%/ năm; chính sách phát triển KTXH nhiều thành phần được đẩy mạnh với hoạt động khuyến công nghiệp và phát triển ngành nghề trong khu vực nông thôn. Giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 2.665 tỷ, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 150,3 tỷ đồng.

Địa phương đã đánh giá hiệu quả hoạt động các cụm công nghiệp, làng nghề và lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh đất đai, phát triển ngành hàng và phát triến sản xuất những sản phẩm mũi nhọn, từ đó nâng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường. Trong thời gian qua, Huyện Lâm Thao đã tập trung thu hút nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 21,8%/ năm; cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao, đạt gần 56%. Đến nay, cụm công nghiệp, làng nghề trong huyện đã thu hút được 21 DAĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 245 tỷ đồng, khu làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Sơn Vi thu hút mới 6 dự án với tổng vốn gần 25 tỷ đồng...

Huyện đã ban hành Nghị quyết “Phát triển sản xuất nông nghiệp cận đô thị, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích, giai đoạn 2015 - 2020”; “tiến hành dồn đổi ruộng đất đồng thời hình thành các vùng sản xuất tập trung và đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi như cánh đồng mẫu lớn ở Vĩnh Lại, Cao Xá; sản xuất rau an toàn ở Tứ Xã; nuôi trồng thuỷ sản tại cụm xã Vĩnh Lại, Cao Xá, Tứ Xã… “

Trong “lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, phát triển, đời sống văn hóa tinh thần những năm qua không ngừng được nâng lên. Có thêm 01 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; 01 xã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. ““Công tác bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện tốt, An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; năng lực lãnh đạo tiếp tục được nâng lên. “

“Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, huyện đã củng cố hiện đại để 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 77%. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được duy trì; hầu hết các khu dân cư đều xây dựng được các đội văn nghệ, câu lạc bộ thể thao với hơn 55% dân số luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tỷ lệ khu dân cư, gia đình văn hoá tăng hàng năm đã góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh. ”

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)