Đặc điểm văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)

2.1. Khái quát về đặc điểm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.3. Đặc điểm văn hóa

“Huyện Lâm Thao là vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã. “

“Lâm Thao là Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền Hùng, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 27 di tích cấp tỉnh và 21 di tích quốc gia đã được công nhận; có nhiều di chỉ khảo cổ như Gò Mun (Tứ Xã), Gò Rừng Sậu (Sơn Vi), Phùng Nguyên (Kinh Kệ); có nhiều lễ hội

văn hóa như lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), lễ hội Rước Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn), rước các vị Tướng thời Hùng Vương (thị trấn Lâm Thao, Tiên Kiên, Sơn Vi) và lễ hội Cướp cầu đánh phết (Sơn Vi)... “

Huyện Lâm Thao có nhiều khu du lịch tâm linh như: Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Hùng Lô, đền Lăng Sương, đình Lâu Thượng,... các điểm du lịch sinh thái: Vườn Quốc gia Xuân Sơn; khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu, Ao Giời - suối Tiên... tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: điển hình như du lịch tâm linh, du lịch di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, tham quan danh lam thắng cảnh….

2.2. Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2019

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)