2.3. Thực trạng về quản lý VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh
2.3.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách
nhà nước
Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện nghiêm theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN. Hằng năm, căn cứ quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc giao kế hoạch thu, chi ngân sách và chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh cho từng năm 2016, 2017, 2018, 2019, UBND huyện Lâm Thao đã chỉ đạo các phòng chức năng lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong kế hoạch thu, chi ngân sách của huyện, UBND huyện đã căn cứ vào quy định giao và điều hành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hằng năm của UBND tỉnh bao gồm chi thường xuyên và chi đầu phát triển (Trong chi đầu tư phát triển, UBND tỉnh đã chỉ rõ nguồn vốn đầu tư; cơ cấu chi đầu tư theo ngành, lĩnh vực và đặc biệt là các dự án trọng điểm còn dở dang nợ đọng; không bố trí vốn cho những công trình chưa được phê duyệt trước tháng 10 năm kế hoạch) trình UBND tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn toàn huyện, cân đối kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện về hiện
trạng cơ sở hạ tầng, nợ XDCB, tính cấp thiết của các dự án tại xã, thị trấn báo cáo HĐND huyện phê chuẩn. Nhìn chung, việc lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Lâm Thao vẫn được thực hiện theo cách truyền thống. Kế hoạch vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của năm sau được xác định trên cơ sở xem xét tình hình thực hiện vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của năm trước và nhu cầu của năm kế hoạch. Nhận thức rõ vai trò của đầu tư XDCB trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện, trong những năm qua tỷ trọng chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN trên địa bàn ngày càng có xu hướng gia tăng. “Chi đầu tư XDCB ngày càng tăng qua các năm.” Tổng số chi ngân sách huyện là 1.558.275 triệu đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách huyện trong 4 năm trở lại đây là 1.008.855 triệu đồng. Số chi đầu tư XDCB từ ngân sách huyện ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
Công tác lập kế hoạch của huyện luôn bám sát theo các điều kiện sau: “- Đối với các dự án về xây dựng đã có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được phê duyệt.”
“- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị.”
“- Đối với các dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định đầu tư từ thời điểm 31/10 trước năm kế hoạch, có thiết kế, có dự toán và tổng mức vốn được duyệt theo quy định.”
“- Trường hợp dự án chỉ bố trí kế hoạch để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt.
Sau khi được UBND huyện phê duyệt, dự án được đưa vào quy hoạch và kế hoạch đầu tư và được được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm.” Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư được Phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện, đảm bảo tuân thủ theo quy định hiện hành.
Trong giai đoạn 2016-2019, kế hoạch vốn ngân sách huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ đã theo hướng tiếp tục đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các
lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện. “Trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:”
Bảng 2.3: Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực XDCB của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Lĩnh vực
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu 1. Giao thông thủy lợi 127,556 52.48 131,237 50.58 140,596 49.32 165,255 53.78 2. Giáo dục đào tạo 73,719 30.33 75,063 28.93 86,233 30.25 99,098 32.25 3. Văn hóa thể thao 10,818 4.45 15,830 6.10 16,676 5.85 12,045 3.92 4. Sự nghiệp y tế 5,420 2.23 7,965 3.07 5,903 2.07 2,949 0.96 5. Công trình công cộng 25,545 10.51 29,371 11.32 35,662 12.51 27,934 9.09 Tổng vốn đầu tư 243,058 100 259,466 100 285,070 100 307,281 100
(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)
- Lĩnh vực đầu tư vốn giao thông, thủy lợi vẫn được chú trọng duy trì, thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức vốn đầu tư phân bổ, thường chiếm trên 50% tổng kế hoạch phân bổ vốn ĐTXDCB hàng năm của huyện (năm 2019 là 53,78%). Có thể thấy rằng, hệ thống giao thông, thủy lợi của huyện đã được chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tạo bộ mặt mới cho huyện trong những năm gần đây.
- Lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được huyện quan tâm chú trọng đầu tư khá mạnh mẽ trong các năm qua. Hằng năm, tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư XDCB cho lĩnh vực giáo dục chiếm tỷ trọng hơn 30%.
- Lĩnh vực công trình công cộng ngày càng được quan tâm đầu tư, đặc biệt là chú trọng đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi.
- Y tế, văn hóa, trụ sở làm việc cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư không nhỏ trong nguồn vốn ngân sách thị.
Bảng 2.4: Đánh giá về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2016-2019
Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2016-2019 được tổng kết trong bảng 2.4. Từ kết quả khảo sát cho ta thấy: “Nhìn chung các tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạch định trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện được đánh giá ở mức khá với số điểm từ 3,47 trở lên. Điều này cho thấy, huyện đã chú trọng thực hiện công tác lập quy hoạch đầu tư công trên địa bàn. Hằng năm, các dự án đầu tư công được phê duyệt tuân thủ đúng tiêu chí lựa chọn và quy trình phê duyệt đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. ”Công tác lập kế hoạch trong các năm qua đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng.
Tuy nhiên, công tác lập và phân bổ VĐTXDCB từ NSNN còn dàn trải. Thể hiện qua số dự án, công trình đầu tư bằng vốn NSNN tăng nhanh qua các năm, không tương xứng với khả năng cung ứng vốn từ nguồn NSNN. Dẫn đến thời gian đầu tư nhiều công trình kéo dài, công trình xây dựng dở dang nhiều; gây thất thoát lãng phí VĐT, không đảm bảo hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và không đáp ứng kịp thời yêu cầu về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện.