Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Vốn ĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 45)

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý Vốn ĐTXDCB từ NSNN

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý Vốn ĐTXDCB từ NSNN của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là đô thị vệ tinh, đô thị trung tâm cửa ngõ phía Bắc của TP Hạ Long - địa bàn có nhiều tiềm năng, thế mạnh, yếu tố phát triển khá tương đồng với quá trình phát triển của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ do vậy

huyện có thể lấy những kinh nghiệm quản lý vốn XDCB từ NSNN của huyện Hoành Bồ trong phát triển KT-XH để nghiên cứu, áp dụng, xây dựng.

Trong những năm qua (từ 2016 - 2019), nguồn lực đầu tư dành cho phát triển của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh liên tục tăng nhanh, các hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện diễn ra sôi động. Cùng với đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được huyện quan tâm chỉ đạo từ quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn, quản lý đầu tư nên đã được nâng lên một bước và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều dự án, công trình đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tuy nhiên, giai đoạn 2016 – 2017, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. “Cụ thể: Việc phân bổ kế hoạch” vốn còn dàn trải, không bố trí kế hoạch vốn nhưng vẫn khởi công hoặc bố trí vốn không đủ tỷ lệ, bố trí vốn khi không đủ thủ tục đầu tư. Việc rà soát, định hoãn, giãn tiến độ chưa được thực hiện quyết liệt; nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý triệt để...

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, địa phương đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. “UBND huyện yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.” Đồng thời, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp, đó là: Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư; văn bản số 429/UBND-XD2 ngày 24-01-2016 của UBND tỉnh về chỉ đạo của UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư, chi phí đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện và các văn bản hướng dẫn của các Sở, ngành về đầu tư XDCB; Kiên quyết không phê duyệt các dự án, khởi công các công trình khi chưa xác định rõ nguồn vốn. Đồng thời nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và triển khai ngay các

chính sách pháp luật mới: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng...; tăng cường công tác tập huấn, phổ biến các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng; kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức để đáp ứng với việc phân cấp trong đầu tư XDCB.

Đối với công tác lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư, quyết định đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, xử lý nợ đọng XDCB, UBND huyện thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 429/UBND-XD2 ngày 24-01-2016, chỉ quyết định đầu tư những dự án, công trình thật sự cần thiết. “Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao.” Theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai các dự án, công trình, nhất là vấn đề giải ngân vốn; kịp thời điều chuyển vốn đối với dự án, công trình không đảm bảo yêu cầu; giải quyết dứt điểm nợ đọng XDCB.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Trong những năm qua, huyện Phú Xuyên được đánh giá là địa phương đạt hiệu quả cao trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn. Nhìn về tổng thể, Phú Xuyên đã từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thủy lợi, kênh mương được xây mới, kè kiên cố. Về hệ thống trường học các cấp, cho đến nay, phần lớn các trường học, lớp học được xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp theo hướng hiện đại. Cơ sở hạ tầng hiện đại là một trong nhân tố, điều kiện quan trọng đưa Phú Xuyên lên tầm cao mới, tăng cường giao lưu phát triển kinh tế, mở rộng mạng lưới thương mại với khu vực xung quanh, thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục, văn hóa thể thao, du lịch và văn hóa.

Cho đến nay, ngày càng nhiều các dự án quy mô lớn và vừa đã được xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả trên địa bàn, điển hình như: xây dựng bể bơi trung tâm thể dục thể thao huyện, xây dựng trường trung học cơ sở thị trấn Phú Xuyên… Một số dự án lớn đang triển khai xây dựng như: xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, tu bổ tôn tạo đình Nam Triều xã Nam Quất, tu bổ tôn tạo đình chùa xã Minh Tân, xây dựng nhà truyền thanh huyện và trường trung học phổ thông

Phú Xuyên A, Phú Xuyên B…

Trước đó, mặc dù đã có sự cố gắng trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng huyện Phú Xuyên vẫn bộc lộ một số hạn chế, chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng là địa bàn trọng điểm phát triển các khu công nghiệp, đời sống kinh tế xã hội nhân dân tuy có cải thiện nhưng chưa cao. Bên cạnh đó, một số chính sách phát triển kinh tế xã hội còn chưa phù hợp với điều kiện phát triển KTXH, tập quán, thói quen và trình độ lao động, số cụm công nghiệp còn tập trung tại trung tâm thị trấn Phú Xuyên, thị trấn Phú Minh hoặc một số xã có giao thông thuận lợi, đông dân cư. Đặc biệt, nguyên nhân chính của vấn đề là thiếu vốn, thiếu chính sách hoạch định hiệu quả, các biện pháp đồng bộ và cơ chế quản lý.

Để khắc phục những điểm yếu đó, trong công tác quản lý vốn XDCB từ NSNN, huyện đã tăng cường thực hiện nhiều biện pháp như: Thực thi các giải pháp nhằm tăng cường thu ngân sách, trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng nguồn đảm bảo cho chi ĐTXDCB; “Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB tại huyện nhằm giải quyết tình trạng chậm trễ khi ban hành các hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh giá, điều chỉnh hợp đồng, chế độ chính sách về XDCB tại huyện, huyện xem xét phương án giao quyền chủ động cho các Ban ngành trong việc hướng dẫn thực thi các vấn đề về chế độ chính sách do Chính phủ, các Bộ”, Sở ban ngành đã có quy định, hướng dẫn tương đối cụ thể; Các ngành, địa phương, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân vốn, UBND huyện đã tổ chức họp hàng tháng để nắm tiến độ thực hiện, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, chủ đầu tư chậm giải ngân; xem xét, quan tâm giải ngân nguồn vốn đầu tư cho 8 xã để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới trong năm 2018; thực hiện tiết kiệm 5% trong đầu tư xây dựng cơ bản; nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế hai địa phương trên đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho huyện Lâm Thao như sau:

Một là, về bộ máy QLNN đối với Vốn Đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước

nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo vì công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân. “Thực hiện chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư đế thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.”

Hai là, về lập kế hoạch vốn VĐTXDCB từ Ngân sách nhà nước

Đối với công tác lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư, quyết định đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, xử lý nợ đọng XDCB, UBND huyện thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 429/UBND-XD2 ngày 24-01-2016, chỉ quyết định đầu tư những dự án, công trình thật sự cần thiết. “Các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao.”Theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai các dự án, công trình, nhất là vấn đề giải ngân vốn; kịp thời điều chuyển vốn đối với dự án, công trình không đảm bảo yêu cầu; giải quyết dứt điểm nợ đọng XDCB.

Ba là, về tổ chức thực hiện VĐTXDCB từ Ngân sách nhà nước

Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện VĐTXDCB, địa phương đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động ĐTXDCB trên địa bàn huyện. UBND huyện yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ĐTXD

Kiên quyết không phê duyệt các dự án, khởi công các công trình khi chưa xác định rõ nguồn vốn. Đồng thời nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt và triển khai ngay các chính sách pháp luật mới: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng...; tăng cường công tác tập huấn, phổ biến các quy định về quản lý ĐTXDCB cho các chủ thể trong hoạt động xây dựng; kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức để đáp ứng với việc phân cấp trong ĐTXDCB.

Gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững có tính xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa... “sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tư

này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.”

“Phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như toàn xã hội.”“Từng bước hoà nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu huớng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế họach dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư NSNN nói riêng.”

Bốn là, về kiểm soát thực hiện ĐTXDCB từ NSNN

“Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ. Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.”

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN

LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)