2.3. Thực trạng về quản lý VĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh
2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng VĐTXDCB từ NSNN
2.3.2.1. Công tác tạm ứng VĐTXDCB từ NSNN
Công tác tạm ứng vốn của KBNN huyện Lâm Thao những năm qua đã có nhiều cố gắng, tỷ lệ giải ngân VĐTXDCB so với kế hoạch cũng như số vốn giải ngân tăng nhanh qua các năm. “Cán bộ thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng”“NSNN, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn, việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); Đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng, kiểm tra nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng, mức vốn tạm ứng có phù hợp với chế độ tạm ứng theo quy định hay không. ”“Nếu số chấp nhận tạm ứng có sự chênh lệch so với số đề nghị của chủ đầu tư cán bộ thanh toán dự thảo văn bản báo cáo Trưởng phòng kiểm
soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông qua cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về kết quả chấp nhận tạm ứng.”“Nếu số chấp nhận tạm ứng không có sự chênh lệch so với đề nghị của chủ đầu tư thì thực hiện các bước luân chuyển hồ sơ chứng từ theo quy trình đã quy định.”“Đồng thời, kế toán thực hiện kiểm soát nội dung hạch toán kế toán: điều kiện về mở tài khoản, đăng ký các loại mã (ĐVSDNS, mã đối tượng nộp thuế, mã tài khoản); phản ánh các loại mã trên chứng từ (mục lục NSNN); đơn vị hạch toán kế toán…, thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán.”
Trong thời gian vừa qua, với tinh thần chỉ đạo của UBND huyện, để tạo điều kiện cho các đơn vị thi công trong việc thanh toán vốn. KBNN huyện Lâm Thao thực hiện đảm bảo nguyên tắc các công trình được ghi vốn phải trong danh mục đầu tư giai đoạn 2016-2020 hoặc bổ sung danh mục các công trình do HĐND huyện thông qua được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các khoản chi đầu tư phát triển cấp bách khác. Đối với các xã, thị trấn có đất đấu giá thì số tiền thu được theo tỷ lệ điều tiết sẽ được ưu tiên để bố trí vốn nâng cấp cơ sở vật chất kinh tế - xã hội nhưng phải được sự đồng ý của UBND huyện và sự kiểm soát, cân đối của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Dù việc dự toán công trình, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, để thực hiện việc tạm ứng và thanh toán vốn kịp thời cho các đơn vị thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân. Nhìn chung, công tác tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện đã bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định.
Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ tạm ứng ở mức trung bình. Theo ”quy định về bảo lãnh tiền tạm ứng và thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu trên các hợp đồng kinh tế. Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong XDCB có giá trị lớn, phải được sản xuất trước để bảo đảm tiến độ thi công và một số loại vật tư dự trữ theo mùa, mức tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên; tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao
nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 70% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. ”
Bảng 2.5: Tình hình tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng vốn ĐTXDCB
từ NS 226.125 237.058 258.409 287.263
Tạm ứng 63.315 80.580 95.611 100.542
Tỷ lệ (%) 28 34 37 35
(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)
Theo quy định hiện nay, do mức tạm ứng có thể lên đến 50% giá trị hợp đồng, nên thời gian vừa qua việc tạm ứng tại các dự án XDCB thực hiện cao hơn nhiều so với trước đây và theo đặc thù của từng chủ đầu tư. Hầu hết các công trình trước đây ở huyện Lâm Thao chỉ tạm ứng từ 10 - 20% thì nay được tạm ứng cao hơn, năm 2016 là 28%, năm 2017 là 34%, năm 2018 là 37%, năm 2019 là 35% tổng vốn đầu tư của NSNN cho XDCB.
Việc cho phép nhà thầu tạm ứng cao tại các công trình XDCB trong thời gian vừa qua ở huyện Lâm Thao là việc làm mang tính hai mặt. ”Nó có thể tạo ra những kết quả tích cực trước mắt nhưng cũng gây ra không ít mặt trái thời gian dài sau này. Trước hết về những điểm tích cực, tạm ứng cao trong thời gian qua kích thích các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, giải ngân vốn XDCB tăng cao. ” Điều này được minh chứng bằng những con số giải ngân cho các công trình XDCB trên địa bàn huyện Lâm Thao.
Như vậy có thể thấy rằng, việc tăng mức tạm ứng cho nhà thầu tại các hợp đồng xây lắp ở huyện Lâm Thao trong những năm vừa qua, ”là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của tỉnh. Nhưng mặt khác, nếu để
tỷ lệ tạm ứng quá cao lại gia tăng sức ép đối với các chủ đầu tư và cơ quan quản lý vốn. Các chủ đầu tư đứng trước nguy cơ khó thu hồi tiền tạm ứng trong trường hợp một số nhà thầu đã trúng thầu, ký hợp đồng và nhận tiền tạm ứng nhưng không triển khai thi công, chủ đầu tư phải làm thủ tục thay nhà thầu mới. ”
”Mặt khác, tạm ứng vốn và tạm ứng vật liệu cao còn dẫn đến các nhà thầu trì hoãn, kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Trước tình hình này, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần rà soát lại toàn bộ công tác tạm ứng vốn theo hợp đồng và tạm ứng vật liệu. Trước khi cho tạm ứng yêu cầu nhà thầu cung cấp bảo lãnh tiền tạm ứng để bảo đảm thu hồi được tiền tạm ứng trong trường hợp rủi ro, đồng thời hạn chế tạm ứng vật liệu theo hợp đồng. ”
Tuy nhiên, phân bổ vốn còn mang tính chất manh mún, dàn trải. “Trong quá trình tổ chức thực hiện do nguồn thu ngân sách trên địa bàn không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế.” Hằng năm UBND huyện Lâm Thao ”thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch VĐTXDCB dẫn đến việc các CĐT không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải trông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin – cho” trong kế hoạch VĐTXDCB.
2.3.2.2. Tình hình bố trí và quyết toán vốn VĐTXDCB từ NSNN
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ lệ vốn NSNN phân bổ cho hoạt động ĐTXDCB của huyện nhìn chung tăng dần qua các năm do nhu cầu XDCB của địa phương tăng mỗi năm nên kế hoạch chi ĐTXDCB cũng tăng cao như trên đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng KTXH của huyện.
Năm 2016, tỷ lệ vốn NSNN bố trí cho ĐTXDCB là 226.125 triệu đồng chiếm 61,25% tổng chi ngân sách địa phương; năm 2017, tỷ lệ này là 65,42%; năm 2018 là 63,92%, đến năm 2019 tỷ lệ chi cho XDCB từ vốn NSNN đã đạt 68,15%. Vì vậy, có thể thấy bên cạnh việc đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, trong những năm qua, huyện Lâm Thao đã quan tâm chủ động bố trí nguồn ngân sách trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho xây dựng cơ bản để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống dân sinh, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nỗ lực
giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư XDCB của huyện Lâm Thao nhằm ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu cơ sở hạ tầng cho huyện, trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị đặt ra ngay từ đầu các năm tài khóa.
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng đầu tư XDCB trong tổng vốn ngân sách huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019
(Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)
Qua bảng 2.6 dưới đây ta thấy, giai đoạn 2016-2019 tình hình quyết toán trên địa bàn huyện còn chậm, số dự án được quyết toán đạt tỷ lệ chưa cao, năm 2016 có 52/ 67 dự án được quyết toán, đạt 77,61%, năm 2017 là 84%, năm 2018 còn 74,24%, đến năm 2019 tỷ lệ dự án được quyết toán là 76,39%.
Giá chấp nhận quyết toán không chênh lệch nhiều so với giá đề nghị quyết toán. Điều đó cho thấy tình hình quyết toán đầu tư ở huyện Lâm Thao hiện nay cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định, cụ thể một số khó khăn nổi bật trong công tác này đó là:
- Nhu cầu vốn để đầu tư các dự án dự kiến phải hoàn thành trong năm rất lớn nhưng chưa có nguồn đáp ứng, đặc biệt là các công trình hạ tầng nông thôn, các dự án trọng điểm. 369.183 363.307 404.269 421.516 226.125 237.658 258.409 287.263 61,250% 65,415% 63,920% 68,150% 56,000% 58,000% 60,000% 62,000% 64,000% 66,000% 68,000% 70,000% 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Bảng 2.6: Tình hình quyết toán đầu tư ở huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2019 Đơn vị tính: Dự án, Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1. Số DA hoàn thành cần quyết toán 67 75 66 72
2. Số DA được quyết toán 52 63 49 55
3. Tỷ lệ DA được quyết toán 77,61% 84% 74,24% 76,39% 3. Giá đề nghị quyết toán 158.453 168.341 184.743 193.980 4. Giá chấp nhận quyết toán 156.824 166.759 179.904 190.357 5. Tiết kiệm trong quyết toán -1.629 -1.582 -4.839 -3.623
(Nguồn: Phòng Tài Chính –Kế Hoạch huyện Lâm Thao)
- Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi, việc thường xuyên thay đổi các nội dung hướng dẫn trong quản lý, giám sát và đánh giá vốn đầu tư XDCB khiến cho các cơ quan thực hiện gặp khó khăn lớn, đặc biệt là những thay đổi khi các dự án, công trình chuẩn bị thẩm định quyết toán, tạm ứng. Đây được đánh giá là khó khăn lớn nhất trong công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở huyện Lâm Thao.
”- Kéo theo những văn bản hướng dẫn trên là các thủ tục tạm ứng và thanh toán cũng thay đổi theo, từ đó khiến cho việc hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn trở nên rườm rà và là trở ngại lớn cho các đơn vị thực hiện. ”
”- Sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan, chưa thực sự ăn khớp và thống nhất cũng khiến tạm ứng, thanh toán vốn trở nên khó khăn hơn. ”
- Các dự án, công trình XDCB có liên quan đến nhiều lĩnh vực từ đất đai, kiến trúc xây dựng, giáo dục, y tế. Trong quá trình lập hồ sơ cần có sự tham gia của lãnh đạo các ngành, phòng ban có liên quan. Bởi vậy, sự phối hợp này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng.
đoạn 2016-2019 được tổng hợp trong bảng 2.7. ”Trong khâu này, nội dung kiểm soát chi qua KBNN được đánh giá ở mức điểm cao nhất với 3,52 điểm cho thấy công tác này đã được thực hiện đúng quy trình, thủ tục. Tuy nhiên, thực tế thủ tục kiểm soát chi qua KBNN vẫn còn nhiều thủ tục, chưa tạo ra hành lang thông thoáng cho các chủ đầu tư, nhà thầu thi công. Ngoài ra, đánh giá về kết quả của Ban giám sát thi công cũng được đánh giá ở mức khá. ”
”Huyện tuân thủ đúng, nhất quán quy định đấu thầu để chọn nhà thầu thi công đúng năng lực và hiệu quả, không có biểu hiện thông thầu hoặc can thiệp chấm thầu cũng được đánh giá ở mức trên trung bình với 3,21 điểm. Mặc dù vậy, chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu còn chưa cao. Các BQLDA thường lựa chọn nhà thầu quen thuộc bên cạnh lợi thế đây là những nhà thầu nắm rõ địa bàn huyện cũng như các trình tự thủ tục khi tiến hành các dự án tại đây thì cũng dẫn đến tình trạng một vài nhà thầu thường xuyên thực hiện nhiều dự án khác nhau, sẽ rất khó để kiểm tra so sánh và dễ bỏ qua nhiều nhà thầu mới, có năng lực mà lại sẵn sàng thực hiện với giá thấp hơn.
Bảng 2.7: Đánh giá về việc tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2016-2019
”Bên cạnh đó, tỷ lệ số nhà thầu tham gia đấu thầu còn thấp, các nhà thầu được lựa chọn chủ yếu là các nhà thầu quen thuộc, đã thi công, thực hiện các công trình khác. Việc lựa chọn nhà thầu thường theo ý kiến của đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, các Ban quản lý dự án chủ yếu thực hiện các công việc tổ chức. Cán bộ quản lý của các Ban không đủ năng lực và khả năng để đánh giá hồ sơ dự thầu thì việc kiểm tra kết quả đấu thầu chỉ mang tính hình thức, kiểm tra lại quy trình thực hiện có gì sai sót không. ”
”Các tiêu chí còn lại trong nội dung chất lượng thực hiện chưa được đánh giá ở mức khả quan. Về tiến độ thực hiện các dự án và cảnh báo tiến độ và chất lượng chỉ được đánh giá ở mức 2,71 điểm cho thấy trong các năm qua nhiều công trình bị chậm tiến độ, thậm chí phát sinh tăng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Ban quản lý dự án không trực tiếp quản lý mọi hoạt động thực hiện dự án. Trong quá trình quản lý dự án, do tính chất các dự án nhỏ, tương tự nhau nên việc quản lý chi phí và thời gian khá đơn giản. Trong đó, nhiều dự án do giai đoạn chuẩn bị đầu tư bị kéo dài nên tổng dự toán thường vượt tổng mức đầu tư, nhiều dự án phải điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư. Trong số các dự án đầu tư xây dựng công trình bị chậm tiến độ thì có nhiều dự án bị chậm tiến độ trong giai đoạn giải phóng mặt bằng (20 dự án). Trong khi đó, nhiều nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng các công trình tại các Ban đang quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực hạn chế, thiết bị máy móc yếu và thiếu. Việc giám sát chất lượng của cán bộ quản lý dự án còn sơ sài, mang tính hình thức, chưa theo đúng trình tự thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng thi công, thiếu căn cứ xử lý nhà thầu nếu có vi phạm. ”