Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 39)

1.2. Quản lý Vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại cấp huyện

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý VĐTXDCB từ NSNN

1.2.4.1. Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước

“Cơ chế, chính sách liên quan đến chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN: đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.”“Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai…”

Chiến lược, Quy hoạch phát triển KTXH: Chiến lược, Quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội có vai trò định hướng đầu tư, tác động đến đầu tư quốc gia, của từng vùng, ngành, lĩnh vực và thậm chí từng DAĐT và VĐT.

“Hệ thống định mức, đơn giá trong XDCB: đây là căn cứ tính toán về mặt kinh tế tài chính của dự án.” Nếu xác định sai định mức đơn giá sẽ gây lãng phí vốn VĐT vì cái cái sai đó sẽ được nhân lên nhiều lần trong các DA.

Quy định chức năng, nhiệm vụ trong quản lý vốn đầu tư XDCB của các cơ quan nhà nước: quy định càng rõ ràng, phân định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan sẽ tránh được sự chồng chéo và xác định rõ được trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ.

1.2.4.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

“Chủ thể quản lý là tổng thể các cơ quan quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước với cơ cấu tổ chức nhất định bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư XDCB của Nhà nước và cơ quan của chủ đầu tư thực hiện quản lý vi mô đối với vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.

” Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở cấp tỉnh là trình độ, năng lực quản lý của các chủ thể của cán bộ lãnh đạo, chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước ở các ngành, các cấp (UBND cấp tỉnh, cấp huyện, các Sở, Ban, ngành, phòng chuyên môn thuộc cấp huyện, cấp xã).

Các CĐT là người quản lý, sử dụng công trình, sở hữu vốn đầu tư hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư XDCB, đồng thời trực tiếp quản

lý điều hành các dự án đầu tư XDCB, từ khi xin chủ trương đến việc lập DAĐT, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổ chức thực hiện xây lắp công trình và việc quyết toán hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng. Do đó, chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiệm toàn diện đối với dự án đầu tư do mình đề xuất và quản lý.

Các cơ quan trong hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN như cơ quan thanh tra, kiểm toán có vai trò và tác dụng tích cực trong quản lý thực hiện chính sách; có tác dụng ngăn chặn, ngăn ngừa và xử lý các sai phạm, giúp phát hiện những sai sót trong quá trình thực thi chính sách để điều chỉnh kịp thời.

1.2.4.3. Các yếu tố thuộc về nhà thầu

Chủ đầu tư là đối tượng quản lý trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư XDCB, các nhà thầu (nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công) là đối tượng quản lý của các chủ đầu tư.

Các nhà thầu là đối tượng quản lý cuối cùng có yếu tố quyết định quan trọng đến hiệu quả quản lý vốn trong đầu tư XDCB, nếu trong quá trình đầu tư xây dựng các nhà thầu không làm đúng theo quy định, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ dễ gây nên thất thoát lãng phí vốn đầu tư, đầu tư không hiệu quả, tiến độ công trình kéo dài. Năng lực của các nhà thầu trong quá trình triển khai các dự án cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quyết toán vốn, thanh, quyết toán dự án đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà thầu trung thực trong quá trình thực thi dự án sẽ giúp các công trình đảm bảo chất lượng, thời gian và giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình thi công và bảo dưỡng về sau.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)