Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 40 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số địa phương ở Việt Nam

số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chung ở Việt Nam

Xét về lịch sử, kinh tế trang trại đã được phát triển ở nước ta từ thời xa xưa và được thể hiện dưới các tên gọi khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển lịch sử đất nước.

(1) Thời Trần: Trang trại được hình thành từ đời nhà Trần, triều đình nhà Trần cho phép tầng lớp quý tộc như Vương hầu, công chúa... triệu tập dân nghèo không có đất đi khai hoang vùng ven biển, đắp đê ngăn mặn, khai phá đất bồi sông Hồng lập thành điền trang rộng lớn. (Bùi Văn Đoàn,2009)

(2) Thời kỳ Lê: Nhà nước chủ trương mở rộng khai hoang lập đồn điền (đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại). Lượng lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở các địa phương. Đến năm 1481, cả nước có 43 sở đồn điền để cấp cho họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên (gọi là cấp lộc điền). Lực lượng sản xuất trong các đồn điền - trang trại - vừa áp dụng chế độ nô tỳ, vừa chủ yếu là bóc lột trực tiếp bởi phong kiến và phụ thuộc trực tiếp bởi Nhà nước vì luật pháp cấm nông dân bỏ làng ra đi để bắt nông dân không ruộng phải cày ruộng, nộp thuế, lao dịch và binh dịch. (Bùi Văn Đoàn, 2009)

(3) Thời kỳ nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khai hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, nhà nước dùng binh lính và tù nhân lập ấp trại, lập đồn điền, trang trại trên cơ sở phát canh thu tô để phục vụ lợi ích giai cấp thống trị. (Bùi Văn Đoàn, 2009)

(4) Thời kỳ Pháp thuộc: Các đồn điền, trại ấp được phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng. Thời kì này, thực dân Pháp ra các nghị định cho phép địa chủ, thực dân được lập đồn điền, trang trại để bóc lột lao động, bóc lột đất đai thu lợi, làm giàu cho chính quốc. Các trang trại,đồn điền này phát triển mạnh ra cả khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhìn chung, việc phát triển các đồn điền, trang trại qua các triều đại phong kiến, đặc biệt là trong thời kì đô hộ của thực dân Pháp đều dựa trên cơ sở bóc lột lao động của nhiều đối tượng khác nhau với mục đích làm giàu cho thế lực cai trị. (Bùi Văn Đoàn, 2009)

(5) Thời kỳ Cách mạng tháng 8 năm 1945:

Ở miền Nam: Các loại đồn điền tư bản, thực dân ở những vùng tạm chiếm vẫn tồn tại và phát triển.

Ở miền Bắc: Nhà nước tiến hành tịch thu các đồn điền của thực dân Pháp và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển một số thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. (Bùi Văn Đoàn, 2009)

(6) Thời kỳ từ 1975 đến năm 1986: Như trên đã nói, sau khi giải phóng miền Nam những đồn điền - trang trại kiểu tư bản chủ nghĩa đã được Nhà nước tịch thu và chuyển thành những nông trường quốc doanh (Phan Công Chung, 2006).

(7) Thời kỳ đổi mới nền kinh tế

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nghị Quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành ngày 05/4/1988 về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho KTTT phát triển. Với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu đã có những tích lũy tạo điều kiện KTTT phát triển. Tiếp theo đó là Nghị Quyết 05/HNTW của Hội nghị lần thứ 5, BCHTW Đảng lần thứ VII; Nghị quyết 04/HNTW tại Hội nghị TW Đảng lần IV, Hội nghị nghiên cứu KTTT (7/1998) của ban kinh tế Trung ương và Nghị quyết số 03 của Thủ tướng Chính Phủ về KTTT. Từ đó, các tỉnh thành phố đã tiến hành khảo sát, hội thảo để đánh giá tình hình phát triển KTTT và đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm đưa KTTT phát triển ngày càng hiệu quả theo định hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong thời kỳ này, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình, nông dân. Hầu hết trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn điền, với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chính, một số ít thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được hai bên thỏa thuận. Hầu hết vốn sản xuất là vốn tự có và vay của cộng đồng, vốn vay của tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ rất thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.

Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế trang trại và sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân nhiều vùng và nhiều thành phần kinh tế cùng làm kinh tế trang trại chứng tỏ sự phát triển này đáp ứng nhu cầu khách quan của nông nghiệp, nông

thôn. Đây là xu thế phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn (Đặng Thị Tuyết Thanh, 2014).

Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, năm 2016 cả nước có 22.655 trang trại. Trong tổng số, riêng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ đã có số trang trại chiếm hơn một nửa là 54,86% số trang trại cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long với 6.892 trang trại chiếm 30,42%; Đông Nam Bộ với 5.474 trang trại chiếm 24,16%. Đây là hai vùng có nhiều đất đai, diện tích nuôi trồng thủy sản thuận lợi cho việc phát triển KTTT nên số lượng trang trại lớn. Trung du và miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế còn nhiều khó khăn nên số lượng trang trại chỉ chiếm 4,1% trong tổng số trang trại cả nước.

Bảng 2.1. Tình hình trang trại phân theo loại hìnhvà vùngtrong cả nước, 2016 trong cả nước, 2016

TT Diễn giải

Tổng số trang

trại

Chia theo loại trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng TS Tổng hợp

1 Số lượng (trang trại)

Cả nước 22.655 8.861 8.133 4.720 941

Đồng bằng sông Hồng 4.472 35 3.174 986 277

Trung du và miền núi phía Bắc 929 40 828 31 30

BTT và duyên hải miền Trung 2.266 865 767 304 330

Tây Nguyên 2.622 2.149 453 4 16

Đông Nam Bộ 5.474 3.465 1.903 52 54

ĐB sông Cửu Long 6.892 2.307 1.008 3.343 234

Đồng bằng sông Hồng 19,74 0,39 39,03 20,89 29,44 Trung du và miền núi phía Bắc 4,10 0,45 10,18 0,66 3,19 BTT và duyên hải miền Trung 10,00 9,76 9,43 6,44 35,07

Tây Nguyên 11,57 24,25 5,57 0,08 1,70

Đông Nam Bộ 24,16 39,10 23,4 1,10 5,74

ĐB sông Cửu Long 30,42 26,04 12,4 70,83 24,87

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nam Định

Những năm qua, nhiều hộ nông dân tại Nam Định đã phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong việc phát triển kinh tế hộ, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Mô hình xây dựng kinh tế trang trại, gia trại được nhiều người lựa chọn bởi tính phù hợp, nâng cao được năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm nông sản, không những giúp người nông dân nâng cao thu nhập mà còn giải quyết được lao động tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tính đến hết quý I năm 2016, tại Nam Định đã có 453 trang trại đạt tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, trong đó có 3 trang trại trồng trọt, 47 trang trại tổng hợp, 149 trang trại chăn nuôi và 254 trang trại thuỷ sản. Những năm gần đây, nhận thức của người nông dân tại Nam Định đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ gia đình đã bỏ cách chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, cố gắng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và vận động nguồn lực từ gia đình để tập trung đầu tư lớn hơn làm kinh tế trang trại. Tại các xã, huyện, thị trấn, đội ngũ cán bộ chuyên môn về chăn nuôi, thú y cũng được bổ sung kịp thời và đào tạo vững về chuyên môn để giúp đỡ bà con về các quy trình kĩ thuật như chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng và gia súc, gia cầm… Đặc biệt, các trang trại đã có mối liên hệ với nhau trong việc cung ứng con giống thị trường tiêu thụ, giúp người nông dân yên tâm phần nào trong vấn đề bảo đảm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nam Định cũng là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản với 72 km đường bờ biển và nhiều vùng nước lợ tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Doanh thu hàng năm của trang trại bình quân từ 150 - 180 tỷ đồng; lợi nhuận bình quân từ 0,7-1

tỷ đồng/năm (Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

Từ những hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định, có thể thấy đây thực sự là hướng đi bền vững cho người nông dân, không những giảm được áp lực lao động việc làm, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự điều hành của chính quyền huyện Yên Thế (Bắc Giang), các hộ nông dân đã phát huy tính tự chủ, tạo sức mạnh mới trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển góp phần quan trọng làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Yên Thế. Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua, huyện đã xây dựng các kế hoạch, đề án, có cơ chế thích hợp thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa, chuyển ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản; thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình giảm nghèo 134, 135; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể nhân dân phối hợp kịp thời với các xã, thị trấn mở các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT đến các hộ nông dân, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Năm 2014, 2015 tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ các trang trại tạo ra đạt hàng trăm tỷ đồng, thu hút và tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động ở địa phương và các huyện lân cận trong tỉnh.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về phát triển kinh tế rừng, vườn đồi kết hợp với chăn nuôi, nhiều mô hình trang trại tổng hợp đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm. Theo thống kê từ tháng 7- 2013, toàn huyện có trên 5.000 hộ gia đình đạt chuẩn về sản xuất kinh doanh giỏi, có mức thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các chủ trang trại trên địa bàn. Đến nay, Huyện uỷ đã chỉ đạo hình thành vùng cây ăn quả với diện tích 5.978 ha; trong 5 năm qua, đã trồng mới trên 4.500 ha rừng, nâng độ che phủ của rừng đạt 43,5% (cao hơn bình quân chung

của tỉnh); tốc độ tăng trưởng giá trị chăn nuôi bình quân đạt 19,8%/năm. Năm 2015, toàn huyện có đàn trâu, bò gần 15.000 con; đàn lợn trên 80.000 con; đàn gia cầm đạt trên 4 triệu con (Phạm Thị Hương, 2014).

Yên Thế tiếp tục là một trong những huyện có số lượng tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế trang trại đã và đang góp phần quan trọng vào xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận lớn nhân dân, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Huyện Yên Thế đã và đang là điểm sáng trong phát triển kinh tế rừng kết hợp với chăn nuôi gà đồi được nhiều đoàn khách quốc tế, khách ở các tỉnh bạn, huyện bạn đến tham quan và học tập kinh nghiệm (Phạm Thị Hương, 2014).

2.2.2.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An

Hiện nay, kinh tế trang trại ở Nghệ An đang tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng với nhiều thành phần tham gia. Trên địa bàn có nhiều mô hình trang trại phát huy được tiềm năng, lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Tỉnh Nghệ An hiện có 912 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì 10/11 huyện, thị miền Tây đã có 374 trang trại (chiếm 41%). Trong số đó, có 29 trang trại trồng trọt (chiếm 7,75%); 76 trang trại chăn nuôi (chiếm 20,3%); 17 trang trại lâm nghiệp (chiếm 4,55%); 3 trang trại thủy sản (chiếm 0,8%); 249 trang trại tổng hợp (chiếm 66,6%). Tổng doanh thu từ các trang trại ở các huyện miền Tây Nghệ An trong năm 2017 đạt 459.648 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 1.148 lao động thường xuyên (bình quân 3,1 người/trang trại) và số lao động thời vụ là 824 người (bình quân 2,2 người/trang trại).

Trong số 374 trang trại của 10 huyện miền Tây Nghệ An, đã có 12 trang trại được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Đây chính là tiền đề để các trang trại tăng cường đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Hợp tác xã (HTX) sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Xuân Hợp chuyên sản xuất cam, quýt (huyện Quỳ Hợp); các trang trại sản xuất bưởi của HTX nông nghiệp sạch bưởi hồng Quang Tiến (thị xã Thái Hoà); các trang trại thuộc các HTX sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Phùng Huyền, HTX sản xuất và kinh doanh cây ăn quả Tấn Thanh… (Uyên Tâm, 2019).

Thời gian qua, kinh tế trang trại đã có bước phát triển đúng hướng, đa dạng với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Các trang trại ở miền Tây đã

góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn; góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cải thiện môi trường sinh thái.

Một số trang trại hàng năm sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm có tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm để đáp ứng thị trường trong và ngoài tỉnh. Các trang trại đã nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và trên địa bàn toàn tỉnh.

Nổi bật là dự án trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi sạch tập trung, quy mô công nghiệp của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn. Dự án này triển khai từ tháng 10/2009 trên diện tích 37.000 ha với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Hiện nay, trang trại có khoảng 137.000 con bò sữa, cung cấp ra thị trường 500 triệu lít sữa/năm; giải quyết cho hàng trăm lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương cũng như của tỉnh (Uyên Tâm, 2019).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w