Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Châu,
4.2.1. Nhóm yếu tố về trang trại
4.2.1.1. Điều kiện sản xuất của trang trại
Đầu tư cho hệ thống sản xuất kinh tế trang trại không cần lớn như sản xuất công nghiệp, đầu tư dần trong suốt quá trình sản xuất hoặc chu kỳ sản phẩm. Điều này có thể giãn cách thời gian huy động vốn cũng như đầu tư vốn. Đây là một vấn đề rất lớn có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh tế của các trang trại. Điều này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư về vùng nông thôn và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn khá nhiều vướng mắc.
Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít, đặc biệt là ở huyện Quỳ Châu. Trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp về đầu tư và thu mua nông sản về chế biến để xuất khẩu nhưng mặt hàng chính là các loại rau. Đây không phải là mặt hàng chính của các trang trại nên việc hưởng lợi từ các doanh nghiệp này của các trang trại là không cao.
42.86% 50.00% 7.14% Tốt Bình thường Kém
Biểu đồ 4.1: Đánh giá của các chủ trang trại về điều kiện sản xuất của trang trại
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Qua nghiên cứu, có 42,86% ý kiến chủ trang trại cho rằng điều kiện sản xuất của trang trại tốt. Có 7,14% ý kiến chủ trang trại cho rằng điều kiện sản xuất của trang trại kém. Quá trình sản xuất có một số sản phẩm được các trang trại tiến hành sơ chế, phân loại như: loại bỏ lá già ở các sản phẩm rau, loại bỏ quả bị thối, sâu, phân loại để tăng độ đồng đều ở các loại cây ăn quả; còn các sản phẩm chăn nuôi thì bán luôn tại chuồng. Do vậy, muốn kinh tế trang trại phát triển, sản lượng hàng hóa từ các trang trại sản xuất ra đều bán được ngay với giá cao thì trên địa bàn huyện Quỳ Châu cần xây dựng được một số nhà máy chế biến để chế biến thành các sản phẩm để cung cấp đi các địa bàn khác để làm tăng giá trị của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất cho người nông dân, tránh tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá như hiện nay.
Mặt khác, các sản phẩm của nông nghiệp là các sản phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển như: dập nát các sản phẩm trồng trọt trong quá trình vận chuyển, gây chết đối với sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, làm giảm giá trị của sản phẩm và khó có thể vận chuyển được xa. Chính vì vậy, nếu có thể chế biến sản phẩm ngay tại địa phương sẽ làm giảm giá thành sản xuất, bảo quản sản phẩm được lâu, tiêu thụ được nhiều thị trường,… từ đó làm tăng giá trị và hiệu quả cho tất cả các tác nhân trong các chuỗi giá trị nông sản..
Tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt là sản xuất theo hướng hàng hóa với quy mô lớn cần một lượng trang thiết bị, máy móc và cơ sở vật chất nhất định. Muốn sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng lao động thì cần có các trang thiết bị và máy móc hiện đại. Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện đều sử dụng các máy móc đơn giản, thô sơ, xây dựng chuồng trại không đúng kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải còn thiếu và yếu, chưa có một trang trại nào sử dụng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại như: hệ thống máng ăn, máng uống tự động, xây dựng chuồng kín và có hệ thống tiêu độc khử trùng, hệ thống chiếu sáng và làm mát hiện đại cho trang trại. Các trang trại mới chỉ xây dựng các dạng chuồng hở và sử dụng bạt che về mùa lạnh, hệ thống máng ăn máng uống thô sơ, chưa có hệ thống tiêu độc khử trùng, chất thải từ chăn nuôi được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài, hoặc thải trực tiếp xuống ao để nuôi cá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại nơi đây.
35.71% 42.86% 21.43% Tốt Bình thường Kém
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở vật chất của trang trại
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Từ biểu đồ 4.2 cho thấy, có 35,71% chủ trang trại đánh giá cơ sở vật chất của trang trại tốt; Tuy nhiên, còn 21,43% chủ trang trại đánh giá cơ sở vật chất của trang trại kém. Chính do các trang trại xây dựng hệ thống chuồng hở và còn đơn giản, và không có hệ thống tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh và gây thiệt hại cho các trang trại trên địa bàn huyện.
Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiểu nông là lao động giản đơn. Nhưng khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, muốn làm giàu từ kinh tế nông nghiệp không có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Chính do vậy, đòi hỏi lao động trong các trang trại phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có những việc đòi hỏi cần có những lao động trực tiếp, máy móc không thể thay thế được. Không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trang trại.
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, quản lý của các chủ trang trại cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các trang trại. Những chủ trang trại nào có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ trang trại có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn. 53.57 39.29 7.14 Tốt Bình thường Kém
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của chủ trang trại về trình độ và năng lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Kết quả điều tra cho thấy, các chủ trang trại đánh giá có 53,57% chủ trang trại đánh giá trình độ của chủ trang trại và người lao động tốt; Có 7,14% chủ trang trại đánh giá trình độ của chủ trang trại và người lao động kém. Thực tế, các chủ trang trại mới chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ các chủ trang trại có
trình độ chuyên môn là rất thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao. Đa số các chủ trang trại đều chưa qua một lớp đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh còn kém. Chình vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao. Các lao động được thuê đều chủ yếu làm những công việc chân tay trong trang trại như: bốc vác thức ăn, cho vật nuôi ăn, hay gieo trồng, thu hoạch cây trồng,… chứ không phụ trách các công việc kỹ thuật trong trang trại như: kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, đánh giá tỷ lệ tăng trọng,… Trình độ quản lý và hiểu biết về KHKT của chủ trang trại cũng như tay nghề người lao động còn hạn chế. Kinh tế trang trại phát triển chủ yếu mang tính tự phát, chưa đúng theo quy định phát triển chung của từng vùng, phương án sản xuất kinh doanh của một số trang trại chưa gắn kết giữa sản xuất với nhu cầu thị trường, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động…tại địa phương.
4.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội 4.2.2.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Quỳ Châu là huyện vùng bán sơn địa nên còn gặp nhiều khó khăn về hệ thống cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thị trường của các trang trại,…. Theo đánh giá của các chủ trang trại thì hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ, hạn chế sự phát triển kinh tế của địa phương như: giao thông đi lại khó khăn, hệ thống điện còn thiếu và yếu, hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thủy lợi còn yếu,….
Có 39,29% chủ trang trại đánh giá đường giao thông tốt, tuy nhiên có 17,86% chủ trang trại đánh giá đường giao thông yếu. Nguyên nhân chính là do hầu như các trang trại tổng hợp, các trang trại xây dựng xa khu dân cư đều có giao thông đi lại khó khăn, nằm xa đường ô tô và đường trục chính của huyện, xã. Hệ thống đường dẫn ra các trang trại chủ yếu là đường cấp phối, đường đất, đi lại khó khăn đặc biệt là về mùa mưa. Đa số các trang trại sử dụng xe công nông, xe tự chế để vận chuyển hàng hóa và vật tư vào trang trại ảnh hưởng đến việc giao thương của trang trại.
Có 46,43% chủ trang trại đánh giá đường điện tốt, tuy nhiên có 14,29% chủ trang trại đánh giá đường điện yếu. Hệ thống điện của huyện cũng rất hạn chế, thường xuyên bị mất điện về mùa khô và điện rất yếu vào những giờ cao điểm và mất điện không báo trước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý rác thải, không có chỗ đổ rác thải, các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi hầu như được thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương và môi trường, không qua xử lý, hay thải trực tiếp ra hệ thống ao hồ của gia đình, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và môi trường sản xuất của người dân. Cùng với hệ thống chợ chưa phát triển, đã làm giảm sút khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương của các trang trại.
Bảng 4.17. Đánh giá của chủ trang trại về cơ sở hạ tầng của trang trại, 2019
ĐVT: %
STT Diễn giải Tốt Bình thường Yếu
1 Đường giao thông 39,29 42,86 17,86
2 Hệ thống điện 46,43 39,29 14,29
3 Hệ thống thủy lợi 46,43 50,00 3,57
4 Hệ thống chợ 42,86 46,43 10,71
5 Xử lý rác thải 35,71 50,00 14,29
Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)
Từ bảng 4.17 cho thấy, đa số các trang trại đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại đều ở mức bình thường và yếu, chỉ có một số trang trại nằm trong khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở hạ tầng là tốt. Tuy nhiên, từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cùng với điều kiện sản xuất của ngành nông nghiệp nên các chủ trang trại ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin từ báo chí, internet,… nên hệ thống thông tin liên lạc, loa phát thanh của các xã và thị trấn là nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, chính sách tốt nhất cho các chủ trang trại để chủ trang trại nắm bắt kịp thời và có các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.
4.2.2.2. Vai trò của Nhà nước và địa phương
a. Chính sách đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để trang trại phát triển được thì nhu cầu về diện tích đất đai càng lớn. Khi trang trại có đủ diện tích thì mới có thể ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và hợp tác độc lập với các doanh nghiệp tiêu thụ. Từ đó, các trang trại mới sử dụng một lượng lớn các vật tư đầu vào, do tiêu thụ một lượng lớn các vật tư đầu vào nên các trang trại mới có thể ký kết hợp tác trực tiếp với các công ty cung cấp đầu vào như công ty thức ăn chăn nuôi, công ty giống cây trồng vật nuôi, công ty thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,… để được hưởng những ưu đãi của công ty và chủ động được các nguồn vật tư để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.18. Đánh giá của chủ trang trại về tiếp cận chính sách đất đai của chủ trang trại, 2019
Các tiêu chí đánh giá
TT chuyên ngành (n=12) TT tổng hợp (n=16)
SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%)
1. Quỹ đất ít 3 25,00 4 25,00
2. Thời gian cho thuê ngắn 3 25,00 2 12,50
4. Giá thuê đất cao 1 8,33 3 18,75 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Từ số liệu bảng 4.18 cho thấy có 25,00% số trang trại được điều tra cho rằng khó khăn khi thuê đất làm trang trại là quỹ đất hạn hẹp, có 12,50 - 25,00% số trang trại được điều tra cho rằng khó khăn khi thuê đất là thời gian thuê ngắn, có 41,67 - 43,75% số trang trại cho rằng khó khăn thuê đất là thủ tục rườm rà, có 8,33 - 18,75% số trang trại được điều tra cho rằng khó khăn khi thuê đất là giá thuê đất cao. Việc dồn điền đổi thửa tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô tập trung áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế. Quy mô phát triển trang trại chưa đồng đều, các trang trại chủ yếu tập trung ở Châu Bình và Thị trấn Tân Lạc. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh chưa đi vào chiều sâu, một số mô hình phát triển chưa thật sự bền vững. chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và lao động của vùng.
Có thể thấy quỹ đất làm trang trại và thời gian thuê trang trại là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại, việc quỹ đất hẹp và thời gian thuê ngắn luôn làm cho các chủ trang trại không lưu tâm trong quá trình làm việc, thủ tục cấp đất làm trang trại làm rât tốt, điều này có thế nói các cấp chính quyền đã làm đúng nhiệm vụ của mình. Các trang trại này chủ yếu sử dụng đất thổ cư (đất vườn) để xây dựng chuồng trại và là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất. Do vậy, các trang trại này muốn mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa cũng không còn đủ diện tích để mở rộng.Hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của trang trại và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường như: các trang trại vẫn được xây dựng trong khu dân cư, diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá nhiều,… ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Trong những năm gần đây các chính quyền địa phương đã có nhiều