Thông tin chung về các chủ trang trại điều tra

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 74 - 77)

Chỉ tiêu ĐVT TT chuyên

ngành

TT tổng hợp

Tổng số trang trại TT 12 16

2. Tuổi BQ của chủ TT Tuổi 43,7 46,5

3. Trình độ chuyên môn chủ TT

- Đại học, Cao đẳng % 8,33 0

- Trung cấp, Sơ cấp % 25,00 25,00

- Chưa qua đào tạo % 66,67 75,00

4. Trang trại được cấp giấy chứng nhận % 36,84 63,16

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Kết quả điều tra 28 trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu cho thấy: 100% chủ trang trại là nam và chính họ cũng là chủ hộ trong gia đình. Đối với văn hóa phương đông, chủ gia đình thường là nam giới, lao động nam thường cáng đáng những công việc chính của trang trại, còn lao động nữ thường làm các công việc mang tính nhẹ nhàng, ít sử dụng tới sức nên có thể coi là lao động phụ của trang trại. Điều này hầu như cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định sản xuất kinh doanh của trang trại vì khi quyết định sản xuất kinh doanh chủ trang trại thường bàn với gia đình để đi đến thống nhất, chủ trang trại chỉ là người đưa quyết định cuối cùng để các thành viên trong gia đình thực hiện theo phương hướng sản xuất và quy mô sản xuất của trang trại mình. Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiểu nông là lao động giản đơn. Nhưng khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, muốn làm giàu từ kinh tế nông nghiệp không có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Chính do vậy, đòi hỏi lao động trong các trang trại

phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có những việc đòi hỏi cần có những lao động trực tiếp, máy móc không thể thay thế được. Không có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trang trại.

Tuổi trung bình của chủ trang trại chuyên ngành là khoảng 43,7 tuổi, tuổi của chủ trang trại tổng hợpgià hơn (khoảng 46,5 tuổi). Các chủ trang trại chuyên ngành thường trẻ hơn vì họ chấp nhận rủi ro hơn khi họ quyết định chủ yếu tập trung sản xuất với một mặt hàng chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, cá, tôm,… hoặc một số con vật nuôi khác. Còn chủ trang trại tổng hợp thường có nhiều kinh nghiệm sản xuất hơn và họ đã có tuổi nên họ chọn cách đầu tư an toàn hơn, ít rủi ro hơn khi họ chấp nhận sản xuất với 2 – 3 mặt hàng chủ yếu để hạn chế rủi ro trong sản xuất. Thực tế hiện nay ở các vùng quê của nước ta, đối với những người trẻ tuổi thường làm công nhân trong các công ty, xí nghiệp. Đối với làm nông nghiệp thường là những người trung niên, vì vậy tuổi của các chủ trang trại vẫn là khá cao (trên 40 tuổi) điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất kinh doanh. Khi tuổi cao thì sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất.

Tỷ lệ các chủ trang trại có trình độ chuyên môn cao là rất thấp (khoảng 8,33% các chủ trang trại có trình độ cao đẳng và đại học), đa phần là các chủ trang trại không có trình độ chuyên môn (khoảng 36,84 – 63,16% các chủ trang trại chưa qua đào tạo), còn lại là các chủ trang trại qua các lớp tập huấn ngắn hạn, sơ cấp về một số chuyên môn như bảo vệ thực vật, thú y, chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt,… Thực tế hiện nay, đa phần các chủ trang trại sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, trình độ chuyên môn và học vấn luôn ảnh hưởng tới việc trình độ chăm sóc cây,con vật nuôi, phán đoán về thị trường tiêu thụ, quản lý bao quát được các lao động trong trang trại.... điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hạch toán trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, hay việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất của các trang trại. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, quản lý của các chủ trang trại cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các trang trại. Những chủ trang trại nào có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ

trang trại có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.

Thực tế điều tra cho thấy, các chủ trang trại ở huyện Quỳ Châu mới chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ các chủ trang trại có trình độ chuyên môn là rất thấp. Chính vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao. Đa số các chủ trang trại đều chưa qua đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh còn kém. Chính vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện. Ngoài ra, lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ, nên việc áp dụng các tiếp bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao. Các lao động được thuê đều chủ yếu làm những công việc chân tay trong trang trại như: bốc vác thức ăn, cho vật nuôi ăn, hay gieo trồng, thu hoạch cây trồng,… chứ không phụ trách các công việc kỹ thuật trong trang trại như: kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, đánh giá tỷ lệ tăng trọng,…

Một thực tế là đa số các trang trại đã chuyển đổi phương hướng sản xuất từ kinh tế hộ gia đình sang kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa rất lâu nhưng cho tới nay mới có 48,33% - 75,00% trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Việc chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại gây ra nhiều thiệt thòi cho các trang trại trong việc hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển của Nhà nước. Do vậy, việc phân loại các trang trại điều tra trong nghiên cứu này không dựa trên giấy chứng nhận trang trại mà dựa vào hoạt động thực tế của các trang trại. Qua đây chúng ta thấy chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở địa phương triển khai chậm và chính sách còn chưa rõ ràng nên nhiều trang trại đã không có giấy chứng nhận trang trại, điều này có thế nói các cấp chính quyền nên có những điều chỉnh hợp lý về việc triển khai và thực thi chính sách rõ ràng hơn để các trang trại có thể kinh doanh hiệu quả nhất.

4.1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế trang trại

Để phát triển kinh tế trang trại, các trang trại phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thuận lợi cho sản xuất, đây là hoạt động đầu tiên để các trang trại có thể yên tâm sản xuất, thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật.

Hiên nay, các trang trại đều không nằm cạnh các trục đường giao thông chính, do đó vấn đề trao đổi, buôn bán, vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn do các trang trại không có ô tô tải để vận chuyển, trao đổi hàng hóa. Đường vào các trang trại hầu như chưa được bê tông hóa, chủ yếu vẫn là đường đất, lầy lội vào mùa mưa, bụi bẩn vào mùa nắng. Đồng thời, các phương tiện ô tô tải không vào được tận trang trại để thu mua trao đổi hàng hóa, mà các chủ trang trại phải thuê các phương tiện xe thô sở chở hàng hóa từ trang trại ra đến các trục đường chính để giao lưu buôn bán. Như vậy, các chủ trang trại sẽ phải chịu thêm chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 74 - 77)