Tình hình thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế trang

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Tình hình thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế trang

4.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại Quỳ Châu, tỉnhNghệ An gia

4.1.2.Tình hình thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế trang

triển kinh tế trang trại

Một số chính sách về phát triển trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu dựa trên các căn cứ như sau: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí kinh tế trang trại.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII (2010) về “Chuyển mạnh kinh tế nông nghiệp sang phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững”, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Các chính sách này được hoạch định và thực thi trên địa bàn Tỉnh khá toàn diện, bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, chính sách đất đai, chính sách tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách thị trường…

Các chính sách này đã góp phần định hướng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững, thống nhất quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh và đưa ra các giải pháp hữu hiệu thực hiện mục tiêu chính sách. Nhờ những chính sách đó, tỉnh Nghệ An bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định về phát triển lực lượng sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh và năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; giải quyết nhiều vấn đề xã hội và bảo vệ, tái

tạo môi trường sinh thái có lợi cho phát triển.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Bảng 4.2. Quy hoạch trang trại trên địa bàn huyện Quy Châuđến năm 2025

ĐVT: Trang trại

TT Loại trang trại Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng hợp I Quy hoạch 2025 – Tổng số 4 6 10 19 1 Nhỏ 2 2 4 6 2 Vừa 2 2 5 8 3 Lớn 2 1 5 II Thực hiện 2019 – Tổng số 1 3 8 16 1 Nhỏ 1 1 3 11 2 Vừa 1 4 4 3 Lớn 1 1 1

Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu (2019)

Định hướng đến năm 2025, trên địa bàn huyện Quỳ Châu có tổng 39 trang trại, trong đó có 4 trang trại trồng trọt, 6 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại lâm nghiệp và 19 trang trại tổng hợp.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Châu tồn tại một số hạn chế sau:

Một là, mặc dù các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại được ban hành khá nhiều, song còn thiếu đồng bộ và có yếu tố mâu thuẫn như: chính sách thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm; chính sách nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và bố trí nguồn lực thực thi chính sách…

chính sách này không cao; việc ban hành chính sách phần nhiều xuất phát từ nhu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 63 - 65)