Nội dung phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 28 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.1.4.Nội dung phát triển kinh tế trang trại

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại

2.1.4.Nội dung phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại phát triển hay không được thể hiện thông qua quy mô sản xuất kinh doanh của trang trại ngày được mở rộng. Các yếu tố cơ bản của sản xuất được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

2.1.4.1. Thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế trang trại

+ Chính sách đất đai

Để tiếp tục khuyến khích những người nông dân làm ăn giỏi khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và thực sự có đủ điều kiện về đất đai, hình thành nên các trang trại có quy mô diện tích đủ lớn, cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nông dân làm ăn giỏi, các chủ trang trại phát triển sản xuất hàng hóa lớn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất hoang hóa chưa sử dụng… theo định hướng quy hoạch chung của Tỉnh và từng địa phương.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện quyết liệt chủ trương "dồn điền đổi thửa”; Đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp. Trên cở sở quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, các huyện, thị xã công bố công khai quỹ đất phát triển trang trại.

+ Chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng cho kinh tế trang trại

Đổi mới chính sách đầu tư và chính sách tín dụng phục vụ kinh tế trang trại đang rất cấp thiết ở cấp tỉnh. Trong thời gian tới, cần tăng mức đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách của Tỉnh và các huyệncho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên từng địa bàn để xây dựng hệ thống hạ tầng dẫn đến trang trại như hệ thống đường, điện, thủy lợi...

Bên cạnh đó, tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn cho các trang trại, thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất, có thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời hạn vay trả vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và thời gian khấu hao cơ bản trong nông nghiệp. Cần tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn

vốn tín dụng theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về việc vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của trang trại và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP…

2.1.4.2. Khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế trang trại

a. Nguồn lực về đất đai:

Sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô diện tích đất của trang trại ngày càng được mở rộng phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng được tăng lên. Bên cạnh đó, huyện đang xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng trang trại. Theo đó, ruộng đất được tập trung, tích tụ lại theo hướng mỗi hộ một thửa, xóa bỏ sự manh mún, nhỏ lẻ về ruộng đất, tạo điều kiện đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp(Nguyễn Đình Hương, 2010).

b. Nguồn lực về vốn

Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: vốn là yếu tố vật chất hết sức quan trọng cho sản xuất kinh doanh trang trại. Sau mỗi chu kì kinh doanh, trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn, mức độ đầu tư sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ phát triển kinh tế trang trại càng rõ rệt. Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh kinh tế trang trại. Trang trại có quy mô phát triển càng lớn thì cần lượng vốn đầu tư càng nhiều chính vì thế làm cho nguồn vốn đầu tư trong trang trại tăng lên(Nguyễn Đình Hương, 2010).

c. Nguồn lực về lao động

Lao động là yếu tố tiên quyết, quyết định sản xuất kinh doanh, các mô hình trang trại với quy mô lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động hơn. Chính vì vậy số lượng lao động trang các trang trại được tăng lên tạo công ăn, việc làm cho nhiều người lao động; nó phản ánh phát triển ngày càng nhanh kinh tế trang trại. Bên cạnh sử dụng nhiều lao động các trang trại đòi hỏi cao hơn về trình độ, kĩ năng và lao động tay nghề lao động, nhu cầu lao động đa dạng hơn đòi hỏi tính chuyên nghiệp càng cao, chất lượng lao động tăng lên(Nguyễn Đình Hương, 2010).

2.1.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế trang trại

Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuất

kinh doanh thuận lợi. Nghiên cứu tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững chính là việc đi tìm hiểu việc quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang bị cho vùng có trang trại như đường, điện, địa điểm xử lý chất thải, số lượng và chất lượng chuồng trại, đầu tư rào quây khu chăn nuôi, dịch vụ về phục vụ chăn nuôi, khoa học kỹ thuật, hệ thống thủy lợi...

2.1.4.4. Quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại

Hiện nay các trang trại đang phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy mô trang trại, các trang trại mở rộng đầu tư sản xuất không mang tính dàn trải, phải đầu tư có trong tâm, trọng điểm, phải quan tâm đến cơ cấu sản phẩm, năng suất sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa và chất lượng sản phẩm phải có ổn định bền vững. Quản lý tốt chất lượng hoạt động của các trang trại giúp cho việc đầu tư mở rộng sản xuấtcó hiệu quảhơn, sản phẩm và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Nghiên cứu quản lý chất lượng hoạt động của trang trại theo hướng bền vững chính là nghiên cứu số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, việc khó khăn trong cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là để kiểm soát chất lượng sản phẩm của trang trại…

2.1.4.5. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại

Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, thị trường tiêu thụ rộng, khả năng thanh toán nhanh gọn chứng tỏ chất lượng kinh doanh của trang trại rất tốt. Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại theo hướng bền vững chính là nghiên cứu về dạng sản phẩm tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, đối tượng thu mua, hình thức tiêu thụ, phương thức thanh toán……(Lê Trọng, 2013).

2.1.4.6. Liên kết trong phát triển kinh tế trang trại

Năng suất, sản lượng, ngành nghề, dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, doanh thu, thu nhập của trang trại ngày càng tăng lên. Đây là những chỉ tiêu kết quả nói lên sự phát triển của kinh tế trang trại.Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích lũy hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Để trang trại phát huy được giá trị sản phẩm, chất lượng hàng hóa cần phải liên kiết phát triển trang trại trong các khâu tiêu thụ

sản phẩm nhằm đánh giá được hiệu quả của sự liên kết đó là:

+ Liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế: Đời sống vật chất của cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao, giá trị sản xuất từ trang trại mang lại đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu GDP của ngành nông nghiệp.

+ Liên kết nâng cao hiệu quả xã hội: Kinh tế trang trại phát triển tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho nhiều lao động trên địa bàn huyện, thông qua đó góp phần giúp đỡ những hộ nghèo trong huyện có lao động tìm được công ăn việc làm ổn định. Đồng thời khai thác có hiệu quả các quỹ đất để phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

+ Liên kết nâng cao hiệu quả môi trường: Việc khai thác tự nhiên có ý thức, đất đai được cải tạo tốt lên, cây rừng được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn, môi trường nước, không khí ít bị ô nhiễm, khí hậu vì thế mà trong lành hơn, độ che phủ rừng cũng được tăng lên làm giảm thiểu rủi ro từ thiên tai gây ra như lũ quét, hạn hán.

Giải quyết hài hòa lợi ích: thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đảm bảo lợi ích chủ trang trại, của người lao động, của cộng đồng, chú trọng đến bảo vệ môi trường và những vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn (Lê Trọng, 2013).

2.1.4.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích lũy hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm xã hội. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, các loại sản phẩm ngành nghề, dịch vụ ngày càng tăng lên. Giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu, thu nhập của trang trại là những chỉ tiêu kết quả nói lên sự phát triển của kinh tế trang trại.

Nâng cao hiệu quả kinh tế: Đời sống vật chất của cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao, giá trị sản xuất từ trang trại mang lại đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu GDP của ngành nông nghiệp.

Nâng cao hiệu quả xã hội: Kinh tế trang trại phát triển tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho nhiều lao động trên địa bàn huyện, thông qua đó góp phần giúp đỡ những hộ nghèo trong huyện có lao động tìm được công ăn việc làm ổn định. Đồng thời khai thác có hiệu quả các quỹ đất để phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

Nâng cao hiệu quả môi trường: Việc khai thác tự nhiên có ý thức, đất đai được cải tạo tốt lên, cây rừng được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn, môi trường nước, không khí ít bị ô nhiễm, khí hậu vì thế mà trong lành hơn, độ che phủ rừng cũng được tăng lên làm giảm thiểu rủi ro từ thiên tai gây ra như lũ quét, hạn hán.

Giải quyết hài hòa lợi ích: thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đảm bảo

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 28 - 32)