Cơ sở vật chất của các trang trại được điều tra năm 2019

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 77)

năm 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT TT chuyên

ngành

TT tổng hợp

BQ trang trại

1 Chuồng trại chăn nuôi m2 312,88 346,52 329,7

2 Máy bơm nước Chiếc 2,72 3,82 3,27

3 Hầm biogas Hầm 1,8 1,3 1,55

4 Máy phát điện Chiếc 0,66 0,85 0,755

5 Máy nghiền Chiếc 0,74 0,85 0,795

6 Máy phun thuốc Chiếc 0,67 0,95 0,81

7 Máy làm đất Chiếc 0,37 0,50 0,435

8 Quạt công nghiệp Chiếc 2,72 2,94 2,83

Nguồn: Số liệu điều tra, (2019)

Qua nghiên cứu, các loại hình trang trại không có sự khác biệt nhau trong việc đầu tư các công cụ, tư liệu sản xuất. Điều tra 28 trang trại cho thấy, 100% các trang trại đều có chuồng trại chăn nuôi với diện tích bình quân là khoảng 329,7 m2/trang trại. Các cơ sở vật chất khác được các trang trại mua sắm để phục vụ cho quá trình sản xuất như máy bơm nước, quạt công nghiệp, máy nghiền thức ăn, máy phát điện,…. Máy bơm nước là một công cụ không thể thiếu được

trong quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại. Máy bơm nước được sử dụng để lấy nước tưới cho cây trồng, rửa chuồng trại trong chăn nuôi. Qua nghiên cứu ta thấy 100% các trang trại đều có máy bơm và mỗi trang trại đều có từ 2 - 4 cái máy bơm để phục vụ sản xuất. Máy phun thuốc trừ sâu và máy làm đất là 2 loại máy móc rất ít các trang trại có, chỉ có 1 số trang trại có diện tích đất trồng cây hàng năm lớn thì mới mua loại máy móc này để thuận lợi cho quá trình sản xuất của trang trại, còn các trang trại khác có điều kiện đất đai ít hơn thì hầu như chỉ đi thuê dịch vụ. Quạt công nghiệp là một thiết bị được các chủ trang trại mua về để làm mát cho vật nuôi (nhất là lợn thịt) về mùa hè, tránh nóng cho vật nuôi, do vậy đây là một thiết bị khá phổ biến trong các trang trại chăn nuôi.

Qua nghiên cứu, 100% các trang trại đã tiến hành xây dựng hầm biogas để chứa chất thải chăn nuôi. Kinh phí để xây dựng hầm biogas khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/hầm. Xây dựng hầm biogas đã phần nào được các trang trại quan tâm đến như là một cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, tăng hiệu quả sử dụng các sản phẩm phụ. Một số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn xây dựng hầm biogas để phát điện, vừa giảm chi phí điện năng trong sản xuất, vừa sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi dư thừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, vừa tự chủ được điện năng trong sản xuất đặc biệt khi nguồn điện đang bị thiếu và thường xuyên bị cắt điện luân phiên về mùa khô.

Bảng 4.10. Đánh giá ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng kinh tế trang trại TT Nội dung Chủ Trang trại (n=28) Cán bộ (n=10) Đại lý (n=5) Thuận lợi Khó khăn Thuận lợi Khó khăn Thuận lợi Khó khăn

1 Hệ thống đường giao thông 42,86 57,14 60,00 40,00 40,00 60,00 2 Hệ thống cung cấp nước 89,29 10,71 90,00 10,00 80,00 20,00 3 Hệ thống thoát nước 96,43 3,57 90,00 10,00 60,00 40,00 4 Xử lý ô nhiễm môi trường 57,14 42,86 30,00 70,00 40,00 60,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

40,00% đại lý cho rằng hệ thống đường giao thông thuận lợi. Có 57,14% chủ trang trại, 40,00% cán bộ và 60,00% đại lý cho rằng hệ thống đường giao thông khó khăn. Thực tế, trên địa bàn huyện Quỳ Châu, các tuyến đường dẫn vào các trang trại chủ yếu là đường ra ruộng, đường dẫn ra các khu đồi, núi nên việc cứng hóa còn chậm, về hệ thống điện đã triển khai tại một số xã kéo đường dây điện ra gần trang trại hơn.

Về hệ thống cung cấp nước có 89,29% chủ trang trại, 90,00% cán bộ và 80,00% đại lý cho rằng hệ thống cung cấp nước thuận lợi. Có 10,71% chủ trang trại, 10,00% cán bộ và 20,00% đại lý cho rằng hệ thống cung cấp nước khó khăn. Huyện Quỳ Châu có hệ thống kênh, ngòi, rạch suối khá phong phú, nên việc cung cấp, thoát nước cho các trang trại nhìn chung rất thuận lợi.

Về xử lý ô nhiễm môi trường có 57,14% chủ trang trại, 30,00% cán bộ và 40,00% đại lý cho rằng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường thuận lợi. Có 42,86% chủ trang trại, 70,00% cán bộ và 60,00% đại lý cho rằng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường khó khăn. Thực tế hiện nay, công tác xử lý môi trường, xử lý chất thải còn nhiều hạn chế. Các vùng nuôi thủy sản tập trung cũng hiếm có cơ sở xây dựng được hệ thống cấp, thoát nước riêng. Vẫn còn tình trạng tận dụng thái quá diện tích đầm bãi để nuôi, không dành đất cho xây dựng bể lắng, bể xử lý nước trước khi cấp cho ao, đầm nên vẫn tiềm ẩn mối nguy dịch bệnh từ môi trường nước.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Quỳ Châu đã chủ động triển khai các quy hoạch về sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.

Hàng năm, huyện Quỳ Châu cũng tổ chức nhiều hoạt động phổ biến KHKT, hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm cho các chủ trang trại nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chương trình, dự án, đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Các phòng, ban chuyên môn của huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các chủ trang trại, giới thiệu các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán sản xuất của bà con nông dân miền núi...

Để chủ trang trại ngày càng tiếp cận với KHKT trong sản xuất, thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp bền vững; tập trung xây dựng các mô hình sản xuất mới, tăng cường hoạt động

chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng KHKT; sẽ giảm diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Cùng với hướng dẫn, hỗ trợ, huyện lựa chọn lĩnh vực có lợi thế để khuyến khích doanh nghiệp và người dân liên kết mở rộng sản xuất, tạo thành vùng sản xuất tập trung cung cấp các sản phẩm một cách bền vững.

4.1.5. Quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại

Chất lượng các sản phẩm của các trang trại (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng giống, thức ăn, chất lượng đất, nước, quy trình kỹ thuật chăm sóc, quy trình kỹ thuật sản xuất,…. Trong sản xuất nông nghiệp của các trang trại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã đưa vào áp dụng nhiều giống cây trồng vật nuôi mới, kỹ thuật công nghệ sản xuất cũng được cải tiến dần. Sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn, nhưng chất lượng các sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào chứng nhận về chất lượng, các quy trình sản xuất mới theo hướng an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa được nhiều chủ trang trại biết đến và áp dụng.

Hộp 4.1. Chất lượng sản phẩm chưa cao

Các trang trại trên địa bàn huyện Quỳ Châu phần lớn sản xuất nhỏ, phân tán, tập quán canh tác, chăn nuôi, chế biến sản phẩm theo quy trình lạc hậu, nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm chưa cao, việc dùng nhiều hóa chất, phân bón vô cơ, chất kích thích sinh trưởng, xử lý chất thải không đúng cách, sản xuất không theo quy hoạch, chưa gắn kết thành các chuỗi sản xuất an toàn và hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm từ huyện tới các địa phương còn hạn chế dẫn đến việc kiểm soát an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập.

Ông Lê Văn Toan – CT UBND xã Châu Bình Xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là giải pháp yêu cầu tất cả các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tuân thủ quy định về hội nhập quốc tế, cơ sở để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, luật pháp về an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng. Việc triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp, cùng nhau cam kết thực hiện các qui định chặt chẽ trong sản xuất thực

phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm.

Hộp 4.2. Ổn định đầu ra cho nông, lâm sản

Vấn đề tiêu thụ nông sản lâu nay vẫn luôn là nỗi trăn trở của nhiều người, từ nhà quản lý cho tới bà con nông dân. Mà khổ nhất vẫn là bà con khi bỏ công sức ra làm, thức khuya, dậy sớm, siêng năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà đến lúc bán ra bị rơi vào tình trạng ế ẩm, giá thấp đến đáy.

Ông: Nguyễn Xuân Linh, cán bộ Khuyến nông Thực tế hiện nay các chủ trang trại vẫn chưa thoát ra khỏi tư tưởng trồng trọt, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ; hễ nghe, hễ thấy cây gì, quả gì, con gì có giá là hăng hái trồng ngay, nuôi ngay mà chưa tìm hiểu kỹ nhiều vấn đề, đặc biệt là không tính đến thị trường tiêu thụ, không dự báo trước giá cá sẽ ra sao khi đua nhau trồng ồ ạt. Thêm nữa, các chủ trang trại cũng chưa thật sự thay đổi tư duy, mạnh dạn nghĩ đến việc đưa sản phẩm của mình vượt ra khỏi ranh giới “ao làng” mà chỉ chăm lo tiêu thụ tại chỗ. Đây cũng là tình trạng chung của nông dân các địa phương trong tỉnh, để rồi khi mỗi sản phẩm làm ra, bà con lại lo lắng về giá tiêu thụ và tiêu thụ bằng cách nào. Tuy nhiên, trên thực tế, có những mặt hàng nông sản luôn được thị trường chào đón và giá thành giữ ở mức ổn định bởi được sản xuất theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của nhà thu mua.

Bảng 4.11. Số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận của huyện, 2017 – 2019

Trang trại

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(% ) SL CC(%) 2018 /2017 2019 /2018 BQ 1. Tổng số trang trại 22 100,00 27 100,00 28 100,00 122,73 103,70 113,22 2. Số TT được cấp GCN 15 68,18 17 62,95 19 67,85 113,33 111,76 112,55 - TT Trồng trọt 1 4,54 1 3,70 1 3,57 100,00 100,00 100,00

- TT Chăn nuôi 3 13,63 3 11,11 3 10,71 100,00 100,00 100,00 - TT Lâm nghiệp 3 13,63 3 11,11 3 10,71 100,00 100,00 100,00 - TT Tổng hợp 8 36,36 10 37,03 12 42,86 125,00 120,00 122,50

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu, 2019)

Cùng với sự phát triển mạnh về số lượng và quy mô trang trại, việc cấp giấy chứng nhân kinh tế trang trại là rất cần thiết để các trang trại có thể tiếp cận các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện quy định tại thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về việc cấp giấy chứng nhận trang trại cho các trang trại. Theo số liệu của phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu trong bảng 4.11 cho thấy, năm 2019 có 28 trang trại trên địa bàn trong đó số trang trại được cấp giấy là 19 trang trại chiếm 67,85% trên tổng số trang trại trên địa bàn huyện (cụ thể: có 01 trang trại trồng trọt được cấp giấy chứng nhận chiếm 3,57%, có 3 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chiếm 10,71%, có 3 trang trại lâm nghiệp được cấp giấy chiếm 10,71% và có 12 trang trại tổng hợp được cấp giấy chiếm 42,86%). Qua đây chúng ta có thể thấy số trang trại ở huyện được cấp giấy chứng nhận trang trại là không cao.

Từ bảng 4.12 cho thấy, có 5 trang trại chuyên ngành (chiếm 41,67%) và 6 trang trại tổng hợp (chiếm 37,50%) đánh giá quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại tốt. Tuy nhiên, có 1 trang trại chuyên ngành (chiếm 8,33%) và 2 trang trại tổng hợp (chiếm 12,50%) đánh giá quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại kém. Nguyên nhân do các trang trại còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố và rủi ro như: dịch bệnh, giá cả thị trường,… đây là những yếu tố tiềm ẩn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển không bền vững của các trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi.

Bảng 4.12. Đánh giá của chủ trang trại về quản lý chất lượng hoạt động của các trang trại, 2019

Các tiêu chí đánh giá TT chuyên ngành (n=12) TT tổng hợp (n=16)

SL (TT) CC (%) SL (TT) CC (%)

1. Tốt 5 41,67 6 37,50

3. Kém 1 8,33 2 12,50 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Bên cạnh đó, chất lượng đất, chất lượng nguồn nước sử dụng trong sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện chưa được cơ quan có thẩm quyền nào về giám định và kiểm tra chất lượng. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng sản phẩm của trang trại. Nếu đất bị ô nhiễm, nước sử dụng bị ô nhiễm sẽ là nguồn gây bệnh, làm tồn dư các chất độc như: kim loại nặng, vi khuẩn,… trong sản phẩm, từ đó gây bệnh cho người sử dụng. Hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi sẽ làm cho hàm lượng các chất độc trong đất tăng lên. Do vậy, trong thời gian tới cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng đất và nguồn nước trên địa bàn huyện từ đó có hướng giải quyết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng các loại sản phẩm từ nông nghiệp.

Thực tế hiện nay, việc phát triển trang trại hầu như là tự phát, không theoquy hoạch, mạnh ai nấy làm, mỗi trang trại sử dụng một loại giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật sản xuất và trình độ của các chủ trang trại và lao động làm việc trong trang trại còn thấp nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, mẫu mã sản phẩm hạn chế. Các chủ trang trại sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất giữa các chủ trang trại làm cho khối lượng sản phẩm từ các trang trại không lớn, khó tiếp cận với các khách hàng lớn như doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất thấp, không áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ nên độ đồng đều của sản phẩm không cao, mẫu mã sản phẩm ít đa dạng,… Điều đó đã không tạo nên những đặc tính riêng cho các trang trại, không làm nên thương hiệu đặc trưng cho trang trại, do đó, các chủ trang trại sẽ không tiếp cận được với những thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

4.1.6. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của trang trại

4.1.6.1. Hình thức tiêu thụ

Hiện nay, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với nông dân. Từ đó, tiến tới hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, vừa cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, vừa tổ chức sản xuất theo hợp đồng nhằm tránh tình trạng "được mùa, mất giá". Những năm gần đây, số lượng, chất

Đầu vào Sản xuất 90% Thương mại 5% tự sử dụng 5% tiêu thụ trong xã 40% Tỉnh Nghệ An

40% huyện Quỳ Châu 10% Tỉnh thành khác lượng trang trại không ngừng tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w